Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9...
- Câu 1 : Khi xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau xináp. Nguyên nhân là do
A phía màng sau không có bóng chứa chất trung gian hóa học; màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
B khe xináp có kích thước rộng nhưng điện hế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều.
C xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xináp sau đó mới truyền đến màng sau xináp chứ xung không bao giờ xuất hiện ở màng sau xináp.
D do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp.
- Câu 2 : Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính
A bẩm sinh.
B học được
C bản năng.
D vừa là bản năng vừa là học được.
- Câu 3 : Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói đến sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?
A Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
C Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
D Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
- Câu 4 : Tương quan giữa \(\frac{{{\rm{AA}}B}}{{GA}}\) điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
B Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
C Trong hạt nảy mầm, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt khô, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.
D Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại còn AAB giảm rất mạnh.
- Câu 5 : Bảng sau cho biết nơi sản xuất của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
A (1)-(d), (2)-(a), (3)-(c), (4)-(b).
B (1)-(a), (2)-(d), (3)-(c), (4)-(b).
C (1)-(c), (2)-(b), (3)-(d), (4)-(a).
D (1)-(b), (2)-(c), (3)-(a), (4)-(d).
- Câu 6 : Các cây ngày ngắn là
A cây cà phê chè (Coffea arabica), cây lúa (Oryza sativa).
B cây cà phê chè (Coffea arabica), cây lúa (Oryza sativa), hướng dương (Helianthus annuus).
C cây rau bina (Spinacia oleracea), lúa đại mạch (Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum).
D cà phê chè (Coffea arabica), lúa đại mạch (Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum).
- Câu 7 : Từ một tế bào hoặc một mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là vì tế bào thực vật có tính
A toàn năng
B phân hóa
C chuyên hóa cao
D tự dưỡng.
- Câu 8 : Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển?
A Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,…
B Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
C Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.
D Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.
- Câu 9 : Các cơ thể nào sau đây tạo ra giao tử mang alen lặn chiếm tỉ lệ 50%?
A Aa và bb.
B Aa và Bb
C aa và Bb
D aa và bb.
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
A Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
B Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.
D Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể.
- Câu 11 : Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
B Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ.
C Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường.
D Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người.
- Câu 12 : Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?(1) Mật độ cá thể. (2) Loài ưu thế. (3) Loài đặc trưng. (4) Nhóm tuổi.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 13 : Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.(2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.(3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.(4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.Số phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 14 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây về bậc dinh dưỡng là không đúng?(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(2) Một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 15 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới so với alen ban đầu.(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 16 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng?(1) Kiểu gen có số lượng kiểu hình càng nhiều thì mức phản ứng càng rộng.(2) Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không có khả năng di truyền.(3) Các gen trong cùng một kiểu gen đều có mức phản ứng như nhau.(4) Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.(5) Những loài sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định được mức phản ứng.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 17 : Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc có thể tạo ra được bao nhiêu thành tựu trong các thành tựu sau đây?(1) Dâu tằm có lá to và sinh khối cao hơn hẳn dạng bình thường.(2) Chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.(3) Chủng nấm penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.(4) Các chủng vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên. (5) Giống gạo vàng có khả năng tổng hợp beta-caroten.(6) Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 18 : Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số nhận xét như sau:(1) Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc.(2) Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen hoàn toàn khác.(3) Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái.(4) Con cái không có khả năng kháng thuốc ở thế hệ bố mẹ chỉ mang một loại alen về tính trạng kháng thuốc.(5) Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc.Phương án nào sau đây là đúng?
A (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai; (5) đúng
B (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) sai; (5) đúng.
C (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) sai; (5) đúng.
D (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng; (5) sai.
- Câu 19 : Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:Tổ hợp ghép đúng là:
A 1d, 2a, 3b, 4c, 5e
B 1d, 2b, 3a, 4c, 5e.
C 1d, 2d, 3b, 4e, 5a
D 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.
- Câu 20 : Ở ruồi giấm, cho phép lai P. \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)DdXEXe × \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)DdXeY . Nếu mỗi gen qui định một tính trạng và các tính trạng trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A 120 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.
B 84 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.
C 120 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình.
D 108 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình.
- Câu 21 : Ở một loài, xét hai cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 1% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Nếu khả năng sống sót và thụ tinh của các giao tử đều như nhau, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về đời con của phép lai: ♂ AaBb × ♀AaBb?(1) Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.(2) Số kiểu gen tối đa là 32.(3) Số kiểu gen đột biến tối đa ở là 12.(4) Hợp tử có kiểu gen AAB chiếm tỉ lệ 0,125%.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 22 : Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu hình thân cao ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 84%. Cho các phát biểu sau:(1) Trong quần thể ban đầu, kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ cao hơn đồng hợp lặn.(2) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ban đầu cao hơn so với thế hệ F1.(3) Trong số cây thân cao ở thế hệ P, tỉ lệ cây dị hợp là 3/5.(4) Nếu chỉ chọn các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối, sau đó, trong mỗi thế hệ lại chỉ cho các cây thân cao ngẫu phối liên tiếp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở đời F3 là 1/49.Số phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 23 : Ở một loài thực vật, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, alen R quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen r quy định quả trắng. Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Ở thế hệ F1 cân bằng di truyền, quần thể có 14,25% cây quả tròn, đỏ; 4,75% cây quả tròn, trắng; 60,75% cây quả dài, đỏ ; 20,25% cây quả dài, trắng. Cho các cây quả tròn, đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây quả dài, trắng thu được ở thế hệ sau là bao nhiêu?
A 0,56%.
B 3,95%
C 2,49%
D 0,05%
- Câu 24 : Hình bên dưới mô tả mối quan hệ giữa gen – ARN và tính trạng. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng. (1) Mạch 2 là mạch gốc.(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kỳ xảy ra ở bộ ba thứ nhất trên mạch gốc của gen tương ứng luôn làm xuất hiện 1 axit amin mới.(3) Đột biến thay thế một cặp G – X tại vị trí số 11 bằng một cặp A - T sẽ làm chuỗi polipeptit ngắn lại.(4) Số liên kết hiđrô trong đoạn ADN trên là 30.(5) Khối lượng đoạn ADN trên là 72000 đvC.(6) Số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp cho gen trên phiên mã 3 lần là 72.
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 25 : Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Phát biểu nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?
A Giao phối ngẫu nhiên làm trung hòa tính có hại của đột biến.
B Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến phát tán trong quần thể.
C Giao phối ngẫu nhiên góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.
D Giao phối ngẫu nhiên làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ.
- Câu 26 : Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
A Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
B Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
C Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
D Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
- Câu 27 : Những cơ quan nào sau đây là bằng chứng về nguồn gốc chung các loài?(1) Cơ quan thoái hóa.(2) Cơ quan tương tự.(3) Cơ quan tương đồng.
A (1) và (2)
B (1) và (3).
C (1); (2) và (3).
D (2) và (3).
- Câu 28 : Có thể tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây? (1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. (2) Nuôi cấy mô tế bào. (3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (4) Dung hợp 2 loại tế bào trần khác loài. (5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
A 1; 2; 3.
B 3; 4; 5.
C 1; 3; 5.
D 1; 3; 4; 5.
- Câu 29 : Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
B Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa.
D Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản...
- Câu 30 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A Các yếu tố ngẫu nhiên.
B Giao phối không ngẫu nhiên.
C Chọn lọc tự nhiên.
D Di – nhập gen.
- Câu 31 : Xét 3 quần thể của cùng một loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:Kết luận đúng là:
A Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.
B Quần thể số 2 có số lượng cá thể đang tăng lên.
C Quần thể số 3 đang có cấu trúc ổn định.
D Quần thể số 1 có số lượng cá thể đang suy giảm.
- Câu 32 : Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào?(1) Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân.(2) Mang gen quy định tổng hợp prôtêin cho bào quan ti thể.(3) Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào.(4) Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.(5) Mỗi gen chỉ có một alen trong tế bào.
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 33 : Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?
A Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến một tính trạng của cơ thể.
B Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.
C Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.
D Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
- Câu 34 : Ở một loài thú, cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 toàn thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có tỉ lệ: Ở giới cái:100% thân xám, mắt đỏ. Ở giới đực: 40% thân xám, mắt đỏ: 40% thân đen, mắt trắng: 10% thân xám, mắt trắng: 10% thân đen, mắt đỏ. Biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật: (1) Di truyên trội lặn hoàn toàn. (2) Hai cặp gen quy định hai tính trạng màu thân và màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y hoặc nằm trên nhiễm sắc thể X có alen tương ứng trên Y.(3) Liên kết gen không hoàn toàn, tần số hoán vị gen ở con cái F1 là 20%.(4) Liên kết gen không hoàn toàn, ở F1 tần số hoán vị gen của cả 2 giới đều là 20%. (5) Hai cặp gen quy định hai tính trạng màu thân và màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng trên X, di truyền thẳng.Phương án đúng là:
A (2), (3), (4), (5)
B (1), (2), (3).
C (1), (2), (4).
D (1), (2), (3), (4), (5).
- Câu 35 : Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Ở mạch hai, tỉ lệ số nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là
A 40%
B 30%.
C 20%
D 10%.
- Câu 36 : Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có tối đa bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên? (1) 1: 1.(2) 1: 1: 1: 1.(3) 1: 1: 1: 1: 1: 1.(4) 1: 1: 2: 2.(5) 5:5:1:1.
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 37 : Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định lông đen, a quy định lông trắng, kiểu gen Aa biểu hiện lông đen ở con đực và lông trắng ở con cái. Cho con đực lông trắng lai với con cái lông đen được F1. Nếu cho các con đực F1 giao phối với con cái lông đen, theo lí thuyết thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là?
A 75% lông đen: 25% lông trắng.
B 50% lông đen: 50% lông trắng.
C 25% lông đen: 75% lông trắng.
D 100% lông đen.
- Câu 38 : Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Tạo ra alen mới trong quần thể.(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của đột biến gen?
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 39 : Kiểu gen của tế bào sinh trứng thứ nhất là , của tế bào sinh trứng thứ hai là . Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế
A số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra.
B số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.
C số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra.
D số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra.
- Câu 40 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Bazơ nitơ hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.(6) Ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường có hại.
A 2
B 5
C 6
D 4
- Câu 41 : Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu ngày Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Biết diện tích môi trường là 105 Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 42 : Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho F1 giao phối tự do được F2 thì theo lí thuyết, ở F2 loại cá thể đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A 37,5%.
B 6,25%.
C 18,75%
D 25%.
- Câu 43 : Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2:
A Đời F2 có 9 kiểu gen quy định cây hoa đỏ, 7 kiểu gen quy định hoa trắng.
B Đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ.
C Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa trắng.
D Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen quy định hoa trắng.
- Câu 44 : Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng; alen B quy định hoa quy định màu đỏ đồng thời át gen không alen với nó (A, a), alen b không có khả năng tổng hợp sắc tố và không át; alen D quy định thân cao trội hoàn hoàn so với alen d quy định thân thấp; sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường. Xét phép lai (P):♂♀ .Biết không xảy ra đột biến, quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần số 10%.Theo theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?(1) F1, các cây hoa đỏ, thân cao chiếm tỉ lệ 37,6875%.(2) F1, có tối đa 6 kiểu hình khác nhau.(3) F1, có tối đa 10 kiểu gen quy định cây hoa đỏ, thân cao.(4) F1, có 1 kiểu gen gen dị hợp quy định cây hoa vàng, thân cao.
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 45 : Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây.Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Cho các phát biểu sau đây:(1) Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/8 .(2) Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng 5/12 .(3) Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/4.(4) Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng 1/4 .Số phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh nói trên là
A 3
B 4
C 2
D 1
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen