Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường T...
- Câu 1 : Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là
A Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
B Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
C Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
D Làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Câu 2 : Điểm khác nhau giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là
A Nguồn gốc NST
B Hình dạng NST
C Số lượng NST
D Kích thước NST
- Câu 3 : Một đột biến làm chiều dài của gen giảm đi 10,2Angstron và mất 7 liên kết hiđrô. Khi 2 gen đồng thời nhân đôi 4 lần liên tiếp thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:
A A=T= 14 ; G=X=7
B A=T= 30 ; G=X= 15
C A=T= 15 ; G=X= 30
D A=T= 8 ; G=X= 16
- Câu 4 : Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, có tỉ lệ nhóm máu O = 25%, A = 24%, B = 39%, và AB = 12%. Tần số các alen IA, IB và Io của quần thể này lần lượt là
A 0.3, 0.2, 0.5
B 0.2, 0.5, 0.3.
C 0.2, 0.3, 0.5
D 0.1, 0.4, 0.5.
- Câu 5 : Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử, một trong số các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 5 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 960 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A 3n = 30
B 2n = 30
C 2n = 16
D 3n = 24
- Câu 6 : Ở người bệnh mù mầu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Bố bệnh mù mầu đỏ và lục, mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù mầu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa thứ hai là con gái bị bệnh mù mầu đỏ và lục là
A 75%
B 25%
C 12,5%
D 50%
- Câu 7 : Khi nghiên cứu hoạt động của Opêron Lac ở một chủng E coli đột biến, người ta thấy rằng chủng vi khuẩn này có thể sản xuất enzym phân giải lactozơ ngay cả khi môi trường có hoặc không có lactozơ. Các giả thuyết được đưa ra để giải thích kết quả trên là:I – đột biến gen điều hòa; II – đột biến vùng promoter;III – đột biến vùng vận hành O IV – đột biến các gen cấu trúc của operon Lac.Những khả năng có thể xảy ra là:
A II, III
B I , II , IV
C I, III
D III, IV.
- Câu 8 : Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội so với tính trạng quả vàng. Người ta cho cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn thu được ở F1 cả cây quả đỏ và cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là sai?
A Cây cà chua ban đầu cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
B Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 1:2:1
C Cây cà chua ban đầu thuần chủng
D Tỉ lệ cây cà chua quả đỏ không thuần chủng so với cây quả đỏ ở F1 là
- Câu 9 : Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A XMXm x X MY
B XMXM x XmY.
C XMXM x X MY
D XMXm x XmY.
- Câu 10 : Ở một loài thực vật: Gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; Gen B qui định hoa đỏ, gen b qui định hoa trắng; Gen D qui định quả tròn, gen d qui định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn tự thụ phấn, F1 gồm: 301 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là
A Aa
B Bb
C Bb
D Dd
- Câu 11 : Khi cho lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1, hai tính trạng đó di truyền
A Độc lập
B Liên kết không hoàn toàn.
C Liên kết hoàn toàn
D Tương tác gen.
- Câu 12 : Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào?1. Gen lặn ở thể đồng hợp lặn. 2. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường ở thể dị hợp.3. Gen lặn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở giới dị giao.4. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X ở giới đồng giao thuộc thể dị hợp.5. Gen lặn ở thể đơn bội. 6. Gen lặn ở thể dị hợp thuộc thể ba nhiễm.Các phương án đúng là
A 1,3,5
B 1,2,4
C 1,2,5
D 1,4,5
- Câu 13 : Trong công nghệ tế bào thực vật phương pháp có thể tạo được các dòng thuần là
A Nuôi cấy tế bào
B Nuôi cấy mô
C Nuôi cấy hạt phấn
D Lai tế bào xôma.
- Câu 14 : Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng; gen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với gen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A 105:35:3:1
B 35:1
C 35:35:1:1
D 3:3:1:1.
- Câu 15 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 5 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A 1620
B 324
C 100
D 1024
- Câu 16 : Cho các nội dung: 1) Tính trạng màu sắc hoa do 1 gen gồm hai alen A và a quy định, trong đó A át hoàn toàn a 2) Tính trạng màu sắc hoa do 2 gen (A,a và B,b) quy định, trong đó A và B có vai trò như nhau. 3) Tính trạng màu sắc hoa do 2 gen (A,a và B,b) quy định, trong đó các alen trội có vai trò như nhau trong sự hình thành tính trạng. 4) Tính trạng màu sắc hoa do 1 gen gồm hai alen A và a quy định, trong đó A át không hoàn toàn a 5) Tính trạng màu sắc hoa và kích thước của cánh hoa do 1 gen gồm hai alen A và a quy định.Nội dung thuộc kiểu tương tác giữa các gen không alen là
A 1, 2
B 3,4, 5
C 2, 3, 4.
D 2, 3.
- Câu 17 : Alen A là trội hoàn toàn so với alen a, cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường. Thực hiện phép lai giữa 2 thể ba nhiễm có kiểu gen Aaa x Aaa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là bao nhiêu? Biết rằng, thể tam nhiễm có thể tạo giao tử n và n+1, nhưng chỉ có giao tử đơn bội có sức sống và tham gia thụ tinh.
A 11 trội : 1 lặn
B 5 trội : 4 lặn
C 5 trội : 1 lặn
D 3 trội : 1 lặn
- Câu 18 : Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng, khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?1. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.2. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại.3. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại.4. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’.
A 1
B 2
C 4
D 3
- Câu 19 : Khi nghiên cứu một dòng tế bào nhân thực kháng thuốc trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành thực nghiệm loại bỏ nhân của tế bào này sau đó dung hợp với nhân của một tế bào mẫn cảm. Kết quả của thực nghiệm là thu được một dòng tế bào mới có khả năng kháng thuốc. Điều này chứng tỏ:
A Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể Y.
B Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể thường.
C Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể X.
D Tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhiễm sắc thể.
- Câu 20 : Một quần thể khởi đầu có 100% số cá thể hoa đỏ (Aa). Sau một số thế hệ tự phối số cá thể hoa đỏ chiếm 51,5625%. quần thể khởi đầu đã qua mấy thế hệ tự thụ phấn?
A 6
B 4
C 5
D 3
- Câu 21 : Có bao nhiêu phương án dưới đây là đúng khi nói về hoán vị gen ?1- Tần số hoán vị có thể bằng 50%.2- Để xác định tần số hoán vị gen người ta chỉ có thể dùng phép lai phân tích.3- Tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị luôn lớn hơn hoặc bằng 25%.4- Tần số hoán vị bằng tổng tỉ lệ các giao tử mạng gen hoán vị.
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, các alen trội A, B, D, E phân li độc lập có khả năng tổng hợp ra các enzim tương ứng là enzim A, enzim B, enzim D, enzim ECác enzim này tham gia vào con đường chuyển hóa tạo sắc tố của hoa như sau:Khi có đồng thời 2 sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì quan sát thấy hoa có màu hồng, khi không có sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì hoa sẽ có màu trắng. Các alen lặn đột biến tương ứng là a, b, d, e không có khả năng tổng hợp các enzim. Cho lai 2 cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 4 gen trên. Tỉ lệ kiểu hình F1 có hoa màu hồng ?.
A
B
C
D
- Câu 23 : Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin không thay đổi, nguyên nhân là do
A Mã di truyền có tính phổ biến.
B Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C Mã di truyền là mã bộ ba
D Mã di truyền có tính thoái hoá
- Câu 24 : Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
A Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P
B Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn
C Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1.
D Lai phân tích cây hoa đỏ ở F2.
- Câu 25 : Ở Cà chua 2n = 24. Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiễm khácnhau ?
A 8
B 12
C 18
D 24
- Câu 26 : Cặp gen thứ nhất có gen A chứa 600A, 900G, alen a chứa 450A, 1050G. Cặp gen thứ 2 có gen B chứa 240A, 960G; alen b chứa 720A, 480G. Hai cặp gen này liên kết hoàn toàn. Khi giảm phân bình thường, người ta thấy có 1 loại giao tử chứa 1320A, 1380G. Kiểu gen của giao tử đó là:
A aB
B Ab
C aB hoặc aB
D Ab
- Câu 27 : Cho biết quá trình giảm phân không xảy đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, loại giao tử AB được tao ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen là bao nhiêu?
A 20%
B 40 %
C 30%
D 10%
- Câu 28 : Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là
A
B
C
D
- Câu 29 : Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa về mặt di truyền người ta thường tiến hành đa bội hóa để
A làm thay đổi cấu trúc NST
B làm cho mỗi NST đều có 1 NST tương đồng
C làm thay đổi cách sắp xếp gen trên NST
D làm thay đổi số lượng NST
- Câu 30 : Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và các gen trội – lặn hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán vị gen. Xét phép lai x Y, tính theo lý thuyết, số cá thể có kiểu gen A- B- ở đời con chiếm tỉ lệ
A 7,5%
B 18,75%
C 25%
D 10%
- Câu 31 : Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về di truyền ngoài nhiễm sắc thể?1- Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.2- Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là di truyền tế bào chất.3- Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.4- Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là di truyền tế bào chất.
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 32 : Ở người, nhóm máu A, B, O, AB do 3 alen IA, IB, IO . Biết rằng 2 alen IA, IB là đồng trội so với alen IO. Mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt xanh, thuận tay phải là trội hoàn toàn so với thuận tay trái. Gen qui định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Chồng nhóm máu A, thuận tay phải, mắt nâu lấy vợ nhóm máu B, thuận tay phải, mắt nâu sinh con đầu lòng có nhóm máu O, thuận tay trái, mắt xanh. Xác suất đứa con thứ hai có kiểu hình không giống bố và mẹ là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 33 : Đặc điểm nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng
A Quần thể, thể hiện tính đa hình.
B Quần thể bị phân dần thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau qua nhiều thế hệ.
C Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.
D Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
- Câu 34 : Có 2 loài thực vật, loài A có n=9 và loài B có n=10. Nhận xét nào sau đây đúng về thể song nhị bội được hình thành giữa loài A và loài B?
A Thể song nhị bội có số NST là 19, số nhóm gen liên kết là 38.
B Thể song nhị bội có số NST là 38, số nhóm gen liên kết là 19.
C Thể song nhị bội có số NST và số nhóm gen liên kết đều là 19.
D Thể song nhị bội có số NST và số nhóm gen liên kết đều là 38.
- Câu 35 : Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P : 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa. Nếu cho các cá thể trong quần thể ngẫu phối sau 4 thế hệ thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
A 42,25% AA : 45,5% Aa : 9% aa
B 9% AA : 42% Aa : 49% aa.
C 42,25% AA : 45,5% Aa : 12,25% aa
D 49% AA : 42% Aa : 9% aa
- Câu 36 : Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương tự?
A Gai xương rồng và tua cuốn của đậ Hà lan
B Mang cá và mang tôm.
C Cánh rơi và tay người.
D Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt.
- Câu 37 : Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả 2 gen này cùng nằm trên NST X (không nằm trên Y); Gen B nằm trên NST Y (không có trên X) có 7 alen. Số loại kiểu gen tối đa được tạo ra trong quần thể là
A 2485
B 540
C 125
D 1260
- Câu 38 : Để tách dòng tế bào chứa AND tái tổ hợp người ta dựa vào
A Các gen đột biến lặn trong plasmit của vi khuẩn
B Gen đánh dấu ở thể truyền.
C Gen đánh dấu trong nhân của vi khuẩn.
D Các nu đánh dấu trong gen cần chuyển
- Câu 39 : Để nhân nhiều động vật quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít người ta làm như thế nào?
A Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt.
B Phối hợp hai hay nhiều phôi thành thể khảm.
C Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển
D Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển.
- Câu 40 : Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử khuyết 1 NST?
A 7
B 1
C 3
D 5
- Câu 41 : Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến đặc biệt hiệu quả với nhóm
A Động vật.
B Thực vật
C Vi sinh vật
D Động vật và vi sinh vật.
- Câu 42 : Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là
A
B
C
D
- Câu 43 : Di truyền học giúp cho y học những vấn đề gì?
A Phương pháp nghiên cứu y học.
B Biện pháp chữa được mọi bệnh di truyền.
C Biện pháp chữa được bệnh lây lan
D Tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán để phòng ngừa một số bệnh di truyền trên người.
- Câu 44 : Hội chứng Đao ở người do đột biến dạng nào gây ra?
A Mất đoạn ở NST số 21.
B Dị bội, có một NST số 21
C Chuyển đoạn ở NST số 21
D Dị bội, có ba NST số 21
- Câu 45 : Cơ quan tương đồng phản ánh quá trình tiến hoá theo hướng
A Phân li
B Đồng quy.
C Từ đơn giản đến phức tạp
D Từ thấp lên cao.
- Câu 46 : Người ta gọi “tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau” là
A Sự tương tác giữa gen và tính trạng
B Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
C Tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D Mức phản ứng của kiểu gen.
- Câu 47 : Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây tứ bội có kiểu gen AAaa với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa. Tính theo lí thuyết, loại kiểu gen Aaaa xuất hiện ở F1 với tỉ lệ là
A
B
C
D
- Câu 48 : Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 thống kê được 601 cây hoa đỏ, 198 cây hoa trắng (biết 1 gen quy định một tính trạng, không có đột biến xảy ra ). Nếu chọn 2 cây hoa đỏ F2 cho giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa trắng ở thế hệ tiếp theo là
A
B
C
D
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen