Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019...
- Câu 1 : Cho các nhân tố sau: (1) Các yếu tố ngẫu nhiên, (2) Đột biến, (3) Giao phối không ngẫu nhiên,(4) Chọn lọc tự nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là
A. (2), (4)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (1), (3)
- Câu 2 : Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi làx
A. mật độ cá thể của quần thể
B. kích thước của quần thể
C. tăng trưởng của quần thể
D. số lượng của quần thể
- Câu 3 : Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể
B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
C. Có 4 nhóm tuổi là ấu trùng, trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản
D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
- Câu 4 : Lừa đực (2n = 62) lai với ngựa cái (2n = 64) sinh ra con la (2n =63) không có khả năng sinh sản (bất thụ). Đây là dạng cách li
A. sau hợp tử
B. trước hợp tử
C. tập tính
D. mùa vụ
- Câu 5 : Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá
A. chưa khai thác hết tiềm năng cho phép
B. đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức
C. lỗi thời, không còn cần thiết nữa
D. phải dừng ngay, không nên khai thác tiếp nữa
- Câu 6 : Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể
A. bị kìm hãm sự phát triển có thể dẫn đến chết
B. gây ức chế cho các hoạt động sống của sinh vật
C. tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
D. thực hiện chức năng sống tốt nhất
- Câu 7 : Thí nghiệm của Fox và cộng sự:
A. Đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 1500 - 18000C đã tạo được cơ thể sống
B. Sử dụng khí CH4, NH3, H2S, hơi nước
C. Tạo ra loại khí CO2, NH3, H2, hơi nước
D. Đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 - 1800C đã tạo được chuỗi polipeptit ngắn
- Câu 8 : Nhân tố tiến hóa là nhân tố
A. không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
C. làm thay đổi tần số alen, nhưng không thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
D. tạo ra nòi mới thứ mới
- Câu 9 : Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm
A. trên cạn, đất, nước, không khí
B. đất, nước, nước mặn, sinh vật
C. trên cạn, nước, đất, sinh vật
D. đất, nước ngọt, nước mặn, không khí
- Câu 10 : Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ:
A. Hỗ trợ hoặc đối kháng
B. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh
C. Cộng sinh hoặc ức chế cảm nhiễm
D. Hợp tác hoặc cạnh tranh
- Câu 11 : Nguyên nhân chủ yếu gây bất thụ trong lai khác loài (lai xa) là
A. ở cơ thể lai các nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành cặp tương đồng
B. ở cơ thể lai các nhiễm sắc thể không tồn tại thành cặp tương đồng
C. hai loài bố mẹ có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng
D. hai loài bố mẹ thích nghi với môi trường sống khác nhau
- Câu 12 : Cho các nội dung: (1) giải phẫu so sánh, (2) phôi sinh học, (3) cổ sinh vật học, (4) Địa lí và sinh vật học. Có bao nhiêu nội dung đúng bằng chứng nguồn gốc động vật của loài người?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 13 : Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích lũy
A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc nhân tạo, tạo loài mới
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
C. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của tập quán hoạt động
- Câu 14 : Theo qua niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi
B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc
C. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loại do tác động trực tiếp của ngoại cảnh
D. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh
- Câu 15 : Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta dựa vào bằng chứng giải phẫu nào sau?
A. Bằng chứng sinh học tế bào
B. Cơ quan tương tự
C. Bằng chứng sinh học phân tử
D. Cơ quan tương đồng
- Câu 16 : Hóa thạch, cho các nội dung: (1). Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp chứng minh sự tiến hóa của sinh giới. (2). Xác sinh vật được bảo quản trong nhựa cây hỗ phách, trong băng tuyết là dạng hóa thạch. (3). Than đá không phải là dạng hóa thạch. (4). Sinh vật từ khi xuất hiện cho đến nay ít hoặc không bị biến đổi được xem là hóa thạch sống ví dụ như con Sam. Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 17 : Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì ?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa protein và axit nucleic
B. Protein cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã
C. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và protein
D. Sự xuất hiện các axit nucleic và protein chưa phải là xuất hiện sự sống
- Câu 18 : Trong rừng cây bạch dương có loài bướm Biston betularia có màu trắng và thích nghi tốt với môi trường, nhưng khi công nghiệp phát triển khói bụi gây ô nhiễm làm xuất hiện bướm đen.Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxto(Anh) vào những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đúng?
A. Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu trắng thì bướm có màu trắng, khi cây bạch dương có màu đen thì bướm có màu đen
B. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột biến tương ứng màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương
C. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại
D. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen
- Câu 19 : Đại cổ sinh gồm các kỉ:
A. Cambri, ocđôvic, phấn trắng, đêvôn, than đá, pecmi
B. Cambri, ocđôvic, silua, đêvôn, than đá, pecmi
C. Cambri, ocđôvic, silua, đêvôn, jura, pecmi
D. Cambri, ocđôvic, silua, đêvôn, than đá, tam điệp
- Câu 20 : Những bằng chứng tiến hóa sau đây có bao nhiêu là bằng chứng sinh học phân tử?(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.(4)Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.(5)Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
- Câu 21 : Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (2), (4)
B. (3), (4)
C. (1), (2)
D. (1), (3)
- Câu 22 : Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. prôtêin và axit nuclêic
B. coaxecva
C. axit nuclêic và lipit
D. saccarit và phôtpholipit
- Câu 23 : Giao phối không ngẫu nhiên:
A. Làm thay đổi tần số alen thành phần kiểu gen
B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng, đồng hợp giảm
C. Xuất hiện alen mới
D. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen
- Câu 24 : Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidti và Ceratias sp) xảy ra hiện tượng con đực kí sinh vào con cái do
A. số lượng cá thể quá ít
B. mật độ cá thể quá cao
C. nguồn thức ăn hạn hẹp
D. thiếu chỗ ở trầm trọng
- Câu 25 : Hình thành loài bằng con đường lai xa đa bội hóa gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì?
A. Động vật dễ bị đột biến
B. Cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài động vật phức tạp, đa bội hóa gây rối loạn về giới tính
C. Thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng nên chỉ 1 cá thể đột biến sẽ tạo loài mới
D. Động vật không có hình thức sinh sản vô tính
- Câu 26 : Người hiện đại có những đặc điểm nào sau đây?
A. Có lồi cằm, chứng tỏ tiếng nói phát triển, răng to khỏe lúc trưởng thành có 32 chiếc
B. Có nền văn hóa phức tạp, tiểu não to nên thông minh hơn động vật
C. Xương hàm nhỏ, manh tràng phát triển
D. Không có răng nanh
- Câu 27 : Nội dung nào sau đúng?
A. Đại trung sinh lục địa gần giống hiện nay, xuất hiện loài người
B. Đại tân sinh lục địa gần giống hiện nay, xuất hiện loài người
C. Đại tân sinh bò sát khổng lồ xuất hiện, xuất hiện loài người
D. Đại nguyên sinh động vật di cư lên cạn hàng loạt
- Câu 28 : Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là tiêu chuẩn
A. cách li sinh sản
B. sinh thái
C. cách li di truyền
D. hoá sinh
- Câu 29 : Hai loài khi bị bắt ở rừng rậm Amazon và đưa về sở thú. Người ta thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó, họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai. Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện chúng cùng sống trong một khu rừng nhưng một loài chỉ kiếm ăn vào ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Cơ chế cách ly nào đã giữ 2 loài không giao phối với nhau?
A. Cách li địa lý
B. Cách li di truyền
C. Cách li sinh sản
D. Cách li sinh thái
- Câu 30 : Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài như sau: Loài A: 20C - 440C; Loài B: 10,60C - 320C; Loài C: 50C - 440C; Loài D: 80C - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất về nhiệt độ lần lượt là:
A. A và B
B. A và C
C. C và A
D. D và B
- Câu 31 : Sự sống ngày nay không hình thành theo con đường hóa học vì
A. Đã xuất hiện loài người
B. Đã cân bằng sinh thái
C. Thiếu điều kiện, giả sử có hình thành thì cũng không thể biết được
D. Thiếu điều kiện, giả sử có hình thành thì cũng làm mồi cho sinh vật dị dưỡng
- Câu 32 : Nhân tố làm xuất hiện các alen mới trong quần thể là
A. đột biến và di nhập gen
B. đột biến và chọn lọc tự nhiên
C. đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên
D. chọn lọc tự nhiên và di nhập gen
- Câu 33 : Cách li trước hợp tử là trở ngại ngăn cản
A. sự thụ tinh tạo hợp tử
B. con lai phát triển
C. tạo thành giao tử
D. tạo con lai hữu thụ
- Câu 34 : Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? năm.
A. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau
B. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới
C. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất
D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch như chu kì bán phân rã của C 14 là 5730
- Câu 35 : Hình thành loài nhanh nhất thuộc về con đường:
A. Địa lí
B. Sinh thái
C. Sinh sản
D. Lai xa và đa bội hóa
- Câu 36 : Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể?
A. Cá rô phi đơn tính trong ao
B. Cá chép trong ao
C. Thông ở đồi thông Đà Lạt
D. Đồi chè Thái Nguyên
- Câu 37 : Theo Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể
B. cá thể
C. quần xã
D. tế bào
- Câu 38 : Dạng người trong chi Homo tồn tại lâu nhất là
A. Homo habilis
B. Homo sapiens
C. Homo neanderthalensis
D. Homo erectus
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen