Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân t...
- Câu 1 : Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là
A. Pôlinuclêôxôm.
B. Pôliribôxôm
C. pôlipeptit.
D. pôlinuclêôtit.
- Câu 2 : Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời sống cá thể nhờ
A. nhân đôi ADN và phiên mã.
B. phiên mã và dịch mã.
C. nhân đôi ADN và dịch mã.
D. nhân đôi AND, phiên mã và dịch mã.
- Câu 3 : Trong quá trình phiên mã, chuỗi polinuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 5’→3’
B. 5’ → 5’.
C. 3’ → 5’ .
D. 3’ → 3’ .
- Câu 4 : Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp
A. T-A
B. X-G
C. G-X
D. A-T
- Câu 5 : Điều hòa hoạt động của gen chính là
A. Điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra
B. Điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra
C. Điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra
D. Điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra
- Câu 6 : Một base nito của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến
A. Thêm 2 cặp nucleotit
B. Mất một cặp nucleotit
C. Thêm một cặp nucleotit
D. Thay thế một cặp nucleotit
- Câu 7 : Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã?
A. 3' UAG 5'
B. 5' AUG 3'
C. 3' AGU 5'
D. 3' UGA 5'
- Câu 8 : Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là
A. trình tự nằm trước gen cấy trúc là vị trí tương tác với protein ức chế.
B. trình tự nằm trước vùng vận hành, là vị trí tương tác của enzim ARN polimeraza.
C. vùng chứa bộ ba qui định axit amin mở đầu của chuỗi polipeptit.
D. trình tự nằm ở đầu 5' của mạch mang mã gốc và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin đầu tiên.
- Câu 9 : Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
A. 2-4-1-5-3-6-8-7.
B. 2-5-9-1-4-6-3-7-8.
C. 2-5-4-9-1-3-6-8-7.
D. 2-4-5-1-3-6-7-8.
- Câu 10 : Sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. dịch mã.
B. phiên mã.
C. sau dịch mã.
D. trước phiên mã.
- Câu 11 : Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc có chức năng
A. Mang tín hiệu mở đầu dịch mã
B. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
D. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã
- Câu 12 : Vai trò của enzyme ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là
A. Nối các okazaki với nhau
B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN
C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN
D. Tháo xoắn phân tử ADN
- Câu 13 : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây ?
A. Gen → mARN → polipeptit→ protein → tính trạng
B. Gen → mARN → tARN → polipeptit → tính trạng
C. Gen → rARN → mARN → protein → tính trạng
D. ADN → tARN → protein → polipeptit → tính trạng
- Câu 14 : Loại base nito nào liên kết bổ sung với Uraxin ?
A. Timin
B. Guanin
C. Adenin
D. Xitozin
- Câu 15 : Loại axit nucleic đóng vai trò như “người phiên dịch” của quá trình dịch mã là :
A. ADN
B. t ARN
C. rARN
D. mARN
- Câu 16 : Loại đột biến gen nào làm thay đổi số lượng liên kết hydro nhiều nhất của gen?
A. Thêm 1 cặp G-X và 1 cặp A-T.
B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
D. Thêm 1 cặp A-T và mất 1 cặp G-X.
- Câu 17 : Enzim ligaza dùng trong công nghệ gen với mục đích
A. nối các đoạn ADN để tạo ra ADN tái tổ hợp.
B. cắt phân tử ADN ở những vị trí xác định.
C. nhận ra phân tử ADN mang gen mong muốn.
D. phân loại ADN tái tổ hợp để tìm ra gen mong muốn.
- Câu 18 : Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
C. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
- Câu 19 : Nội dung nào sau đây phù hợp với tính đặc hiệu của mã di truyền
A. mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau
B. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
C. tất cả các loài đều dung chung bộ mã di truyền
D. nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 axit amin
- Câu 20 : Đột biến phát sinh do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN bởi guanine dạng hiếm (G*) và đột biến gây nên bởi tác nhân 5 – brom uraxin (5BU) đều làm
A. Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác
B. thêm một cặp nucleotit
C. thay thế cặp G-X bằng A-T
D. mất một cặp nucleotit
- Câu 21 : Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung với mạch mã gốc là 3’…AAAXAATGGGGA…5’. Trình tự nucleotit trên mạch mARN do gen này điều khiển tổng hợp là
A. 3’….AAAXAAUGGGGA…5’
B. 5’…AAAXAAUGGGGA…3’
C. 5’…UUUGUUAXXXXU…3’
D. 3’UXXXXAUUGAAA…5’
- Câu 22 : Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
A. Valin
B. Mêtiônin
C. Glixin.
D. Lizin.
- Câu 23 : Khi nói về axit nuclêic ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chỉ có ARN mới có khả năng bị đột biến.
B. Tất cả các loại axit nuclêic đều có liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung
C. Axit nuclêic có thể được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
D. Axit nuclêic chỉ có trong nhân tế bào.
- Câu 24 : Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân thực?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 25 : Nuôi cấy một vi khuẩn cỏ phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu 15N trên cả 2 mạch đơn trong môi trường chỉ có l4N. Sau một thời gian nuôi cây, trong tất cả các tế bào vi khuẩn thu được có tổng cộng 128 phân tử ADN vùng nhân. Cho biết không xảy ra đột biến. Trong các tế bào vi khuẩn được tạo thành có
A. 4 phân tử ADN chứa cả l4N và 15N.
B. 126 phân tử ADN chỉ chứa 14N.
C. 128 mạch ADN chứa l4N.
D. 5 tế bào có chứa 15N.
- Câu 26 : Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN ?
A. Trên phân tử mARN có chứa các liên kết bổ sung A-U, G-X
B. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng
C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm
D. Trên các tARN có các anticôđon giống nhau
- Câu 27 : Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G-X thì số liên kết hiđrô sẽ
A. tăng 3
B. tăng 1
C. giảm 1
D. giảm 3
- Câu 28 : Đặc điểm nào không đúng đối với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực ?
A. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc tái bản hình chữ Y
B. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung
D. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào
- Câu 29 : Vai trò của quá trình hoạt hóa axit amin trong dịch mã là:
A. sử dụng ATP để kích hoạt axit amin và gắn axit amin vào đầu 3’ của tARN.
B. sử dụng ATP để hoạt hóa tARN gắn vào mARN.
C. gắn axit amin vào tARN nhờ enzim photphodiesteaza.
D. sử dụng ATP để hoạt hóa axit amin và gắn axit amin vào đầu 5’ của tARN.
- Câu 30 : Loại ARN nào sau đây có thời gian tồn tại lâu nhất?
A. xARN
B. rARN
C. tARN
D. mARN
- Câu 31 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về điều hòa hoạt động của gen?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
- Câu 32 : loại axit nucleic nào sau đây, trong cấu trúc phân tử được đặc trưng bởi nucleotit loại timin
A. rARN
B. tARN
C. AND
D. mARN
- Câu 33 : Khi nói về các enzim tham gia quá trình nhân đôi ADN, nhận định nào sau đây là đúng
A. Thứ tự tham gia của các enzim là: Tháo xoắn → ADN polimeraza → ARN polimeraza→ Ligaza.
B. Cả ADN polimeraza và ARN polimeraza đều chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3 ’ - 5’.
C. ARN polimeraza có chức năng tháo xoắn và tổng hợp đoạn mồi.
D. ADN polimeraza có thể tổng hợp nucleotit đâu tiên của chuỗi polinucleotit.
- Câu 34 : Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hoà có vai trò
A. mang thông tin qui định prôtêin ức chế (prôtêin điều hòa).
B. mang thông tin qui định enzim ARN pôlimeraza
C. nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza
D. nơi liên kết với prôtêin điều hòa.
- Câu 35 : Quá trình nhân đôi ADN luôn cần có đoạn ARN mồi vì
A. enzim ADN polimeraza chỉ gắn nucleotit vào đầu có 3’OH tự do.
B. enzim ADN polimeraza hoạt động theo nguyên tắc bổ sung.
C. đoạn mồi làm nhiệm vụ sửa chữa sai sót trong quá trình nhân đôi ADN.
D. tất cả enzim xúc tác cho nhân đôi ADN đều cần có đoạn mồi mới hoạt động được.
- Câu 36 : Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3'UAG5’
B. 3’AAU5’
C. 5’AGU3’
D. 5’UGG3’
- Câu 37 : Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì:
A. Làm sai lệch thông tin di truyền di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
B. Làm ngưng trệ quá trình dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
C. Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
D. Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kể vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Câu 38 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN
B. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có nhiều 5’ – 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
C. Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN trong nhân tế bào
D. Sự nhân đôi của ADN ti thể độc lập so với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào
- Câu 39 : Trong các phát triển sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
- Câu 40 : Trong cơ thể sống axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?
A. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.
B. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.
C. Tổng hợp và phân giải các chất.
D. Sinh sản và di truyền.
- Câu 41 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với tARN?
A. Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc hiệu.
B. tARN có kích thước ngắn và có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đầu 5 của tARN là nơi liên kết với axit amin mà nó vận chuyển.
D. tARN đóng vai trò như “một người phiên dịch”.
- Câu 42 : Enzyme nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản của ADN
A. ARN polimerase
B. Ligaza
C. ADN polimerase
D. Restrictaza
- Câu 43 : Trong cơ chế điều hòa Operon ở E.coli thì khi có lactozo, protein ức chế sẽ:
A. Không được tổng hợp
B. Liên kết với Operato.
C. Biến đổi cấu hình không gian
D. Bị biến tính.
- Câu 44 : Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là:
A. Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.
B. Trong mỗi phân tử đều có liên kết Hidro và liên kết hóa trị.
C. Tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.
D. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của mARN).
- Câu 45 : Ở vi khuẩn E.coli, ARN polymeraza có chức năng gì trong quá trình tái bản ADN?
A. Mở xoắn phân tử ADN làm khuôn.
B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có chứa nhóm 3’ - OH tự do.
C. Nối các đoạn ADN ngắn thành các đoạn ADN dài.
D. Nhận biết vị trí khởi đầu đoạn ADN được nhân đôi.
- Câu 46 : Codon nào sau đây không mã hóa axit amin ?
A. 5’-AUG-3’
B. 5’-AUU-3’
C. 5’-UAA-3’
D. 5’-UUU-3’
- Câu 47 : Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nucleotit ở mạch mã hóa là:
A. 3' -UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA- 5’
B. 5’ -AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU 3’
C. 3’-AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU-5’
D. 5’ UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA-3’
- Câu 48 : Một đoạn gen có trình tự 5’ –AGA GTX AAA GTX TXA XTX-3’. Sau khi xử lí với tác nhân gây đột biến, người ta đã thu được trình tự của đoạn gen đột biến 5’ –AGA GTX AAA AGT XTX AXT-3’. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dạng đột biến trên?
A. Một cặp nucleotit A-T được thêm vào đoạn gen.
B. Một cặp nucleotit G-X bị làm mất khỏi đoạn gen.
C. Một cặp nucleotit G-X đã được thay thế bằng cặp nucleotit A-T
D. Không xảy ra đột biến vì số bộ ba vẫn bằng nhau.
- Câu 49 : Một gen có chiều dài 0,51 µm. Tổng số liên kết hidro của gen là 4050. Số nucleotit loại adenin của gen la bao nhiêu?
A. 1500
B. 1050
C. 750
D. 450
- Câu 50 : Bộ ba nào sau đây cho tín hiệu kết thúc dịch mã?
A. 5’ AGU 3’
B. 5’ UGA 3’
C. 5’ AUG 3’
D. 5’ UUA 3’
- Câu 51 : Thứ tự các bước của quá trình nhân đôi ADN là
A. (1) →(3) → (2)
B. (1) →(2) → (3)
C. (3) → (2) → (1)
D. (3) → (1)→ (2).
- Câu 52 : Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiên đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã đi truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu,
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
- Câu 53 : Các gen cấu trúc khác nhau trong cùng một Operon thì
A. có số lần phiên mã hoàn toàn giống nhau.
B. có số lần dịch mã hoàn toàn giống nhau
C. có chức năng giống nhau.
D. có cơ chế điều hòa phiên mã khác nhau.
- Câu 54 : Tác động nào sau đây không phải của đột biến gen?
A. Tăng số lượng gen.
B. Có lợi
C. Gây hại.
D. Vô hại
- Câu 55 : Tính đặc hiệu của mã di truyền thể hiện ở
A. mỗi bộ ba mã hóa nhiều loại axit amin.
B. mỗi bộ ba mã hóa một loại axit amin.
C. nhiều bộ ba mã hóa một loại axit amin.
D. Mỗi loài sinh vật có một bảng mã di truyền khác nhau.
- Câu 56 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 57 : Nuclêôtit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN?
A. Ađênin.
B. Xitôzin.
C. Guanin.
D. Uraxin.
- Câu 58 : Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?
A. 5’GUA3’
B. 5’UGA3’
C. 5’AUG3’
D. 5’AGU3’
- Câu 59 : Loại đường có trong cấu tạo đơn phân của ADN là
A. glucôzơ
B. lactôzơ.
C. đềôxiribôzơ.
D. ribôzơ.
- Câu 60 : Trong quá trình dịch mã, tiểu phần nhỏ của riboxom nhận ra và bám vào mARN ở
A. trình tự nuclêôtit đặc trưng phía đầu 3’.
B. trình tự nuclêôtit đặc trưng phía đầu 5’.
C. mã mở đầu 5’AUG3’.
D. mã mở đầu 3’AUG5’.
- Câu 61 : Vai trò của vùng khởi động trong cấu trúc operon Lac là:
A. Nơi gắn các enzyme tham gia dịch mã tổng hợp protein
B. Nơi gắn protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã
C. Nơi tổng hợp protein ức chế
D. Nơi mà ARN polimerase bám vào khởi đầu phiên mã
- Câu 62 : Một phân tử ADN có tổng số nucleotit 2 mạch (N) là 106. Số nucleotit loại A là 18.104. tỷ lệ % nucleotit loại G là
A. 34%
B. 32%
C. 48%
D. 16%
- Câu 63 : Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
C. Tổng hợp ARN.
D. Nhân đôi ADN
- Câu 64 : Phân tử nào sau đây trong cấu trúc phân tử có liên kết hiđrô?
A. ADN, tARN, Prôtêin cấu trúc bậc 2.
B. ADN; tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.
C. ADN, tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 1.
D. ADN, tARN; mARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.
- Câu 65 : Ở sinh vật nhân thực, axit amin lơxin được mã hóa bởi các bộ ba: XUU , XUX , XUG , XUA . Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính liên tục
B. Tính phổ biến
C. Tính thoái hóa
D. Tính đặc hiệu.
- Câu 66 : Các nhà khoa học cho thấy mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, ngoại trừ
A. UAA và UGA.
B. AUG và AGG.
C. UGG và AUG.
D. AUG và UAG.
- Câu 67 : Một gen ở sinh vật nhân sơ có 720 nuclêôtit loại guanin và có tỉ lệ A/G = 2/3. Theo lí thuyết, gen này có chiều dài là
A. 5100 Å.
B. 4080 Å.
C. 6120 Å.
D. 2040 Å
- Câu 68 : Ở sinh vật nhân thực, gen trong nhân và gen ngoài nhân giống nhau ở bao nhiêu đặc điểm sau đây?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 69 : Loại đơn phân không có trong cấu trúc của ARN là
A. Xitozin.
B. Uraxin.
C. Timin.
D. Guanin.
- Câu 70 : Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở mức
A. dịch mã.
B. sau dịch mã.
C. trước phiên mã.
D. phiên mã.
- Câu 71 : Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.
B. Đột biến gen một khi đã phát sinh sẽ được truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen có thể tạo ra alen mới trong quần thể.
D. Đột biến gen có hại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
- Câu 72 : Một người bị ung thư gan do một gen của tế bào gan bị đột biến. Đặc điểm của dạng đột biến này là:
A. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp nuclêotit.
B. Không di truyền qua sinh sản hữu tính.
C. Đây là một dạng đột biến trung tính.
D. Không biểu hiện ra kiểu hình.
- Câu 73 : Khi nói về phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 74 : Trong các loại sản phẩm của gen, loại sản phẩm đóng vai trò vận chuyển axit amin đến ribôxôm trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là
A. mARN.
B. tARN.
C. prôtênin ức chế.
D. rARN.
- Câu 75 : Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:
A. đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN
B. đều diễn ra trong nhân tế bào.
C. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
D. đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.
- Câu 76 : Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là
A. axit nucleic.
B. prôtêin
C. ADN
D. ARN
- Câu 77 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.
B. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
D. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Câu 78 : Quá trình hoạt hóa axit amin trong dịch mã
A. cần có năng lượng ATP và enzim đặc hiệu.
B. giúp gắn axit amin vào đầu 5’ của tARN.
C. là quá trình gắn ngẫu nhiên axit amin với tARN.
D. xảy ra trong nhân tế bào.
- Câu 79 : Có bao nhiêu loại phân tử sau đây được cấu tạo từ các đơn phân là các nuclêôtit?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 80 : Ở người, gen trong ti thể
A. có thể có nhiều bản sao khác nhau trong một tế bào.
B. có số lần nhân đôi bằng số lần nhân đôi của gen trong nhân tế bào.
C. có số lần phiên mã bằng số lần phiên mã của gen trong nhân tế bào.
D. được bố và mẹ truyền cho con thông qua tế bào chất của giao tử.
- Câu 81 : Loại đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Đột biến nhiễm sắc thể.
D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Câu 82 : Enzim nào sau đây không tham gia trong quá trình nhân đôi ADN?
A. Restrictaza.
B. ARN pôlimeraza.
C. Ligaza.
D. ADN pôlimeraza.
- Câu 83 : Trong dịch mã, giai đoạn hoạt hóa axit amin có thể tóm tắt bằng sơ đồ nào sau đây?
A. Axit amin + ADN + ATP axit amin – ADN.
B. Axit amin + mARN + ATP axit amin – mARN.
C. Axit amin + tARN + ATP axit amin – tARN.
D. Axit amin + rARN + ATP axit amin – rARN.
- Câu 84 : Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là?
A. Một loại axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau.
B. Có một số bộ ba không mã hóa axit amin.
C. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.
D. Có một bộ ba khởi đầu.
- Câu 85 : Số liên kết hidro của gen thay đổi như thế nào khi gen bị đột biến mất cặp nucleotit loại A – T?
A. Tăng 2 liên kết hidro
B. Giảm 3 liên kết hidro.
C. Giảm 2 liên kết hidro
D. Tăng 3 liên kết hidro.
- Câu 86 : Mạch gốc của các gen có trình tự các đơn phân 3’ATGXTAG5’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là
A. 5’AUGXUA3’
B. 3’UAXGAUX5’
C. 3’ATGXTAG5’
D. 5’UAXGAUX3’
- Câu 87 : Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen trong Operon Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng có số lần phiên mã khác nhau.
B. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này không nhân đôi nhưng vẫn tiến hành phiên mã.
C. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này đều không nhân đôi và không phiên mã.
- Câu 88 : Operon Lac có thể hoạt động được hay không phụ thuộc vào gen điều hòa; gen điều hòa có vị trí và vai trò nào sau đây?
A. Gen điều hòa nằm trong Operon Lac và quy định tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường Lactozơ có trong môi trường.
B. Gen điều hòa nằm trong Operon Lac và là nơi để prôtêin ức chế liên kết để ngăn cản sự phiên mã.
C. Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac và là nơi để ARN pôlimeraza bám và khởi đầu phiên mã.
D. Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac, mang thông tin quy định tổng hợp prôtêin ức chế
- Câu 89 : Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn nào làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN liên tục ?
A. Mạch đơn có chiều 5’ – 3’
B. Một mạch đơn ADN bất kỳ
C. Mạch đơn có chiều 3’ – 5’
D. Trên cả 2 mạch đơn
- Câu 90 : Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800
B. 2040
C. 2400
D. 3000
- Câu 91 : Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã mà mêtionin
B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên phân tử mARN
C. Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
D. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN
- Câu 92 : Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết Hidro giảm đi 1 liên kết. Loại đột biến đó là:
A. Thay một cặp G-X bằng cặp A-T
B. Thêm một cặp A-T
C. Thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X
D. Mất một cặp A-T
- Câu 93 : Trong mô hình điều hòa Monoo và Jacoop theo Operon Lac, chất cảm ứng là:
A. Đường Lactozo
B. Đường galactozo
C. Đường glucozo
D. Protein ức chế
- Câu 94 : theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là:
A. Vùng điều hòa- vùng mã hóa – vùng kết thúc
B. Vùng điều hòa – vùng kết thúc- vùng mã hóa
C. Vùng mã hóa - Vùng điều hòa - vùng kết thúc
D. Vùng kết thúc- Vùng điều hòa – vùng mã hóa
- Câu 95 : Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện:
A. Nucleotit(Nu) môi trường bổ sung với nu mạch gốc ADN
B. Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN
C. Nu trên mARN bổ sung với axitamin trên tARN
D. Nu của mARN bổ sung với Nu mạch gốc
- Câu 96 : Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung với mạch mã gốc là: 3’..AAAGGTXXAAG...5’. Trình tự nucleotit trên mạch mARN do gen này phiên mã tạo thành có trình tự:
A. 3’.UUUXXAGGUUX...5’
B. 3’..AAAGGUXXAAG...5’
C. 5’...UUUXXAGGUUX...3’
D. 5’..AAAGGUXXAAG...3’
- Câu 97 : Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
- Câu 98 : Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
A. rARN
B. mARN
C. tARN
D. ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen