Đề kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-20...
- Câu 1 : Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
- Câu 2 : Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chạy trên đường bỗng bị nghiêng sang trái chứng tỏ ô tô đang:
A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ trái
D. Đột ngột rẽ phải.
- Câu 3 : Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
A. Thay đổi vận tốc
B. Thay đổi khối lượng
C. Không thay đổi trạng thái
D. Không thay đổi hình dạng
- Câu 4 : Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
A. 0,5 N
B. Nhỏ hơn 0,5 N
C. 5N
D. Nhỏ hơn 5N
- Câu 5 : Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
- Câu 6 : Một người đi xe đạp trong 45 phút với vận tốc trung bình là 3m/s. Quãng đường người đó đi được là :
A. 8,1 km.
B. 6,0 km
C. 2,25 km
D. 7 km.
- Câu 7 : Nam ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi ga. Câu nào đúng
A. Nam đứng yên so với mặt đường.
B. Nam đứng yên so với toa tàu.
C. Nam đứng yên so với hàng cây bên đường.
D. Nam chuyển động so với toa tàu.
- Câu 8 : Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau đây, phép đổi nào là sai?
A. 12m/s = 43,2km/h
B. 150cm/s = 5,4km/h
C. 48km/h = 23,33m/s
D. 62km/h = 17,2m/s
- Câu 9 : Lực là đại lượng vectơ vì :
A. Lực làm vật biến dạng .
B. Lực có độ lớn , phương và chiều .
C. Lực làm vật thay đổi tốc độ .
D. Lực làm cho vật chuyển động .
- Câu 10 : Lực nào sau đây không phải là lực ma sát:
A. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ sát với nhau.
B. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm yên.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
- Câu 11 : Khi nói về quán tính của một vật, kết luận nào không đúng:
A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại.
D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại.
- Câu 12 : Một vận động viên đua xe đạp chuyển động trên đường đua với vận tốc trung bình 40km/h. Sau 30 phút người đó đi được:
A. 40km
B. 70km
C. 1200km
D. 20km.
- Câu 13 : Tại sao nói Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất:
A. Vì vị trí của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi.
B. Vì khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất thay đổi.
C. Vì kích thước của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi.
D. Cả 3 lí do trên.
- Câu 14 : Có một mô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
A. Người điều kiển mô tô đứng yên so với mô tô
B. Người điều khiển mô tô đứng yên so với mặt đường
C. Người điều khiển mô tô đứng yên so với cột điện bên đường
D. Người điều khiển mô tô chuyển động so với mô tô
- Câu 15 : Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đang đứng yên đứng yên sẽ chuyển động
B. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng đều
C. Vật đang chuyển động sẽ đứng yên
D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
- Câu 16 : Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. đột ngột giảm vận tốc.
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
- Câu 17 : Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?
A. Căn cứ vào thời gian chuyển động
B. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.
C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động
D. Căn cứ vào quãng đường chuyển động.
- Câu 18 : Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cách quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
- Câu 19 : Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. m/s
B. km/h
C. kg/m3
D. m/phút
- Câu 20 : Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s
B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s
C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s
D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
- Câu 21 : Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là:
A. 0,5h
B. 1h
C. 1,5h
D. 2h
- Câu 22 : Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s Nam đến trường mất:
A. 1,2 h
B. 120 s
C. 1/3 h
D. 0,3 h
- Câu 23 : Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn?
A. 3000km
B. 1080km
C. 1000km
D. 1333km
- Câu 24 : Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?
A. 1s
B. 36s
C. 1,5s
D. 3,6s
- Câu 25 : Hùng đứng gần 1 vách núi và hét lên một tiếng, sau 2 giây kể từ khi hét Hùng nghe thấy tiếng vọng của hòn đá. Hỏi khoảng cách từ Hùng tới vách núi? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s.
A. 660 m
B. 330 m
C. 115 m
D. 55m
- Câu 26 : Lúc 5h sáng Cường chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Cường chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi thời gian để Cường chạy về tới nhà là bao nhiêu.
A. 5h 30phút
B. 6 giờ
C. 1 giờ
D. 0,5 giờ
- Câu 27 : Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là
A. 40m/s
B. 8m/s
C. 4,88m/s
D. 120m/s
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng