30 bài tập Điện thế hoạt động và sự lan truyền xun...
- Câu 1 : Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn tuần tự là
A Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực
B Tái phân cực – đảo cực – mất phân cực
C Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực
D Đảo cực – tái phân cực – mất phân cực
- Câu 2 : Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực
A Cả trong và ngoài màng tích điện âm
B Chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0
C Cả trong và ngoài màng tích điện dương
D Chênh lệch điện thế cực đại
- Câu 3 : Trong cơ chế phát sinh điện thế hoạt động, hiện tượng khử cực xảy ra do:
A Kênh Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào
B Kênh K+ mở rộng làm K+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào
C Kênh K+ mở rộng làm K+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch nội mô
D Kênh Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch nội mô
- Câu 4 : Hiện tượng tái phân cực xảy ra do
A Kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào
B Kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô
C Kênh Na+ mở rộng , kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô
D Kênh Na+ mở rộng, kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào.
- Câu 5 : Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bào miêlin lại “nhảy cóc”
A Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh
B Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
C Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao mielin cách điện.
D Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
- Câu 6 : Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin so với sợi trục không có bao mielin là
A Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng
B Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng
C Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng
D Dẫn truyền theo lối “ nhảy cóc”, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng
- Câu 7 : Sự đóng mở kênh Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào ?
A Cổng Na+ và cổng K+ đều mở để K+ và Na+ vào
B Cổng Na+ để Na+ vào, còn cổng K+ mở để K+ ra
C Cổng Na+ và cổng K+ đều mở để K+ và Na+ ra
D Cổng Na+ để Na+ ra, còn cổng K+ mở để K+ vào.
- Câu 8 : Xung thần kinh là
A Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
B Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
C Sự xuất hiện điện thế hoạt động
D Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
- Câu 9 : Ở các nơron , điện thế hoạt động còn được gọi là
A Phản xạ
B Phản ứng
C Xung thần kinh
D Sự dẫn truyền qua khe xinap
- Câu 10 : Nhận định nào dưới đây về sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin là đúng:
A Nơi điện thế hoạt động vừa xuất hiện, màng sẽ ở vào giai đoạn kích thích nên sẵn sang tiếp nhận kích thích
B Xung thần kinh sau khi xuất hiện sẽ chạy dọc trên sợi thần kinh
C Xung thần kinh sẽ kích thích làm thay đổi tính thấm của vùng màng kế tiếp và làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo.
D Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền cũng chỉ đi theo một chiều từ điểm xuất phát đến tế bào đích.
- Câu 11 : Yếu tố nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo điện thế màng:
A Các protein trên màng tham gia vào vận chuyển vật chất qua màng
B Tính thấm của màng tế bào
C Sự thay đổi quá trình đường phân trong tế bào chất
D Sự phân bố đặc trưng của nồng độ của các ion hai bên màng
- Câu 12 : Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân
A Gây ra sự mất phân cực
B Làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc xinap
C Gây ra sự khử cực và đảo cực
D Dẫn tới hiện tượng tái phân cực
- Câu 13 : Trên màng nơron, cổng Na+ chỉ mở khi
A Nơron bị kích thích hoặc bị tổn thương
B Có tác dụng của năng lượng ATP
C Có enzyme hoạt hóa
D Bơm Na+ - K+
- Câu 14 : Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao mielin như thế nào ?
A Xung thần kinh lan truyền theo sợi trục
B Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả hai chiều
C Xung thần kinh thực hiện theo lối nhảy cóc
D Cả A và B đúng
- Câu 15 : Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin và không có bao mielin là
A 100m/s và 50 m/s
B 10m/s và 25m/s
C 100m/s và 5m/s
D 10m/s và 2,5 m/s
- Câu 16 : Để tái lập lại trật tự phân bố của nồng độ ion Na+ và K+ hai bên màng tế bào cần có vai trò của
A Các protein trên màng
B Bơm Na+ - K+
C Hiện tượng thẩm thấu
D Lớp phospholipit kép
- Câu 17 : Sợi thần kinh không có bao mielin được gặp ở
A Các sợi thần kinh sinh dưỡng
B Các sợi thần kinh vận động
C Các sợi thần kinh cảm giác
D Hệ thần kinh trung ương
- Câu 18 : Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin theo kiểu “nhảy cóc” là vì:
A Sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
B Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
C Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
D Tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
- Câu 19 : Trình tự đúng của sự xuất hiện điện động trên nơron là
A đảo cực, khử cực, tái phân cực.
B khử cực, đảo cực, tái phân cực.
C phân cực, khử cực, đảo cực.
D đảo cực, tái phân cực, khử cực.
- Câu 20 : So với sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin có đặc điểm
A lan truyền liên tục trên sợi thần kinh, tốc độ chậm.
B lan truyền theo lối nhảy cóc, tốc độ chậm.
C tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+.
D chỉ trải qua các giai đoạn mất phân cực, tái phân cực.
- Câu 21 : Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là
A sự dẫn truyền qua khe xinap.
B phản xạ.
C phản ứng.
D xung thần kinh.
- Câu 22 : Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực ?
A Do Na+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong tế bào tích điện dương còn mặt ngoài tích điện âm
B Do K+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong màng tích điện dương còn mặt ngoài màng tích điện âm
C Do Na+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tích điện dương còn mặt trong màng tích điện âm
D Do K+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tích điện dương còn mặt trong màng tích điện âm.
- Câu 23 : Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân
A gây ra sự mất phân cực.
B làm vở túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc xinap.
C gây ra sự khử cực và đảo cực.
D dẫn tới hiện tượng tái phân cực.
- Câu 24 : Điện thế hoạt động là
A sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi không bị kích thích.
B sự cân bằng điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi không bị kích thích.
C sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi bị kích thích.
D sự cân bằng điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi bị kích thích.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước