Trắc nghiệm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Ngữ Văn 12
- Câu 1 : Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là:
A. Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.
B. Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.
C. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.
D. Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man.
- Câu 2 : Trong các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào không phải của Tô Hoài?
A. O Chuột
B. Miền Tây
C. Cát bụi chân ai
D. Trăng sáng
- Câu 3 : Khát vọng sống hạnh phúc tưởng như đã chết trong tâm hồn của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) được đánh thức bởi:
A. Bát rượu ngày xuân mà Mị uống.
B. Hình ảnh A Sử đi chơi.
C. Tiếng sáo gọi bạn tình.
D. Hình ảnh đau khổ của A Phủ.
- Câu 4 : Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài được rút từ tập truyện nào sau đây?
A. Miền Tây
B. Truyện Tây Bắc
C. Đồng bạc trắng hoa xòe.
D. Rẻo cao.
- Câu 5 : Lí do nào khiến Mị chấp nhận cuộc sống ở nhà thống lí mà không có ý định giải thoát cho mình ngay cả khi cứu A Phủ?
A. Mị bị ràng buộc bởi thần quyền, con ma nhà thống lí đã nhận mặt Mị từ khi Mị về làm dâu.
B. Mị sợ uy quyền của thống lí.
C. Mị cam chịu, chấp nhận cuộc sống nô lệ.
D. Mị là người đàn bà yếu đuối.
- Câu 6 : Chi tiết nào khiến Mị không còn thản nhiên trước cảnh A Phủ bị trói?
A. Mị thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ.
B. Mị thấy A Phủ đói quá.
C. Mị thấy đầu A Phủ rũ xuống như không còn sự sống.
D. Mị thấy A Phủ đã bị trói mấy đêm rồi có thể chết.
- Câu 7 : Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?
A. A Phủ là người yêu trước kia của Mị.
B. A Phủ là thanh niên khoẻ mạnh, chạy nhanh như ngựa.
C. A Phủ không có cha mẹ, không có ruộng, không có bạc, không thể lấy nổi vợ.
D. A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
- Câu 8 : Nhận xét nào sau đây đánh giá đúng nhất giá trị tác phẩm Vợ chồng A Phủ?
A. Tác phẩm thể hiện số phận bi thảm của người dân miền núi nghèo ở Tây Bắc.
B. Tác phẩm đấu tranh cho quyền sống của người phụ nữ vùng cao.
C. Tác phẩm là tiếng nói xót thương cho hoàn cảnh bi đát của thanh niên Mèo ở Hồng Ngài.
D. Tác phẩm phản ánh cuộc sống đau thương dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến và con đường đến với cách mạng của nhân dân miền núi.
- Câu 9 : Mị đã sống khổ nhục trong nhà Pá Tra được bao nhiêu năm?
A. Ba năm
B. Năm năm
C. Đã mấy năm
D. Mười năm
- Câu 10 : Mị là nhân vật thành công của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi thời kháng chiến chống Pháp nói chung. Nghệ thuật đặc sắc nhất của Tô Hoài khi xây dựng nhân vật Mị là:
A. Kể hành động.
B. Miêu tả ngoại hình.
C. Miêu tả, phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế.
D. Miêu tả hoàn cảnh éo le.
- Câu 11 : Ở góc độ người phân tích nhân vật văn chương thì lí giải nào sau đây là đúng nhất khi đánh giá hành động Mị chạy theo A Phủ ở cuối đoạn trích Vợ chồng A Phủ?
A. Tựa đề tác phẩm là Vợ chồng A Phủ nên tác giả phải để cho Mị chạy theo A Phủ.
B. Tác giả phải để cho Mị chạy theo A Phủ thì mới nói lên được chủ đề tác phẩm.
C. Mị chán ghét sự không chung tình của A Sử, sự đối xử tệ bạc của nhà thống lí với mình nên bỏ chạy theo A Phủ để tìm chỗ dựa vững chắc hơn.
D. Trong Mị tiềm ẩn khát vọng sống mãnh liệt, lại thêm hình ảnh tự do của A Phủ thôi thúc, dẫn đến sự cố gắng vươn lên vượt hoàn cảnh để tự giải phóng.
- Câu 12 : Dòng nào sau đây không phải là phẩm chất của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)?
A. Hát hay
B. Hiếu thảo
C. Thổi sáo giỏi
D. Chăm chỉ
- Câu 13 : Tô Hoài đã chọn cách nào sau đây để giới thiệu nhân vật Mị trong đoạn đầu tác phẩm Vợ chồng A Phủ?
A. Kể chuyện A Sử - con trai thống lí - bắt cóc Mị về làm vợ.
B. Thủ pháp đối lập gây chú ý cho người đọc vào số phận nhân vật.
C. Kể về món nợ cha mẹ Mị vay của thống lí dẫn đến việc Mị bị bắt làm con dâu gán nợ.
D. Giới thiệu trực tiếp Mị là con dâu nhà thống lí Pá Tra.
- Câu 14 : Quê ngoại nhà văn Tô Hoài ở đâu?
A. Hà Nam
B. Hà Nội
C. Hà Giang
D. Hà Tĩnh
- Câu 15 : Tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đối với Mị như thế nào?
A. Mị nghe và nhớ về quá khứ với nỗi đau đớn, tuyệt vọng.
B. Khơi dậy lòng yêu cuộc sống vốn tiềm tàng trong con người Mị, dẫn đến hàng động đấu tranh tự phát nhưng quyết liệt của cô
C. Mị nghe một cách vô cảm.
D. Mị nghe và càng buồn thêm cho số phận của mình.
- - Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- - Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiết 1
- - Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- - Trắc nghiệm Tuyên ngôn Độc lập - Phần Tác giả - Ngữ văn 12
- - Trắc nghiệm Khái quát VHVN từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Bài viết số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp theo - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) - Ngữ Văn 12