Trắc nghiệm bài Tổng kết phần văn và tập làm văn
- Câu 1 : Câu nào trả lời đúng cho khái niệm truyện ngụ ngôn?
A. Là truyện kể về các loài vật
B. Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười
C. Là truyện kể về loài vật, con người, nhằm nêu ra bài học trong cuộc sống
D. Là truyện nhằm phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
- Câu 2 : Đặc điểm nào nổi bật nhất trong truyện cổ tích?
A. Kể về nhân vật anh hùng
B. Kể về những nhân vật bất hạnh, ước mơ hạnh phúc, công bằng
C. Kể về những sự kiện liên quan tới lịch sử
D. Có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo
- Câu 3 : Mục đích chính của truyện cười là gì?
A. Phản ánh hiện thực
B. Nêu ra bài học
C. Phản ánh ước mơ, công bằng xã hội
D. Tạo ra các sắc độ của tiếng cười
- Câu 4 : Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại gì?
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn
D. Truyện cười
- Câu 5 : Trong những nhân vật sau, nhân vật nào không phải là nhân vật truyện cổ tích?
A. Sọ Dừa
B. Lang Liêu
C. Thạch Sanh
D. Mã Lương
- Câu 6 : Văn bản nào không sử dụng phương thức biểu đạt tự sự?
A. Thạch Sanh
B. Lòng yêu nước
C. Thánh Gióng
D. Dế Mèn phiêu lưu kí
- Câu 7 : Văn bản nào sử dụng cả phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm?
A. Đêm nay bác không ngủ
B. Mưa
C. Cây bút thần
D. Cây tre Việt Nam
- Câu 8 : Văn bản Thạch Sanh sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
- Câu 9 : Mục đích thông báo, giải thích, nhận thức thích hợp cho loại văn bản nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Đơn từ
- Câu 10 : Nội dung nêu kết quả và suy nghĩ tương ứng với phần nào sau đây?
A. Mở bài của bài văn miêu tả
B. Thân bài của bài văn tự sự
C. Kết bài của bài văn miêu tả
D. Kết bài của bài văn tự sự
- Câu 11 : Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây?
A. Bất kham
B. Lung linh
C. Hoạt động
D. Âm thầm
- Câu 12 : Từ nào không chứa yếu tố đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Kì lạ
B. Kì tài
C. Kì dị
D. Kì thị
- Câu 13 : Dấu phẩy có tác dụng gì trong trường hợp sau? Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tựa cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vớ vẩn.
A. Đánh dấu giữa các thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ
B. Đánh dấu giữa các từ có cùng chức vụ trong câu
C. Đánh dấu giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
D. Đánh dấu giữa các vế của một câu ghép
- Câu 14 : Vị ngữ trong câu văn sau có cấu tạo như thế nào: "Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm" ?
A. Danh từ
B. Cụm động từ
C. Tính từ
D. Cụm tính từ
- Câu 15 : Đánh giá thế nào việc đặt dấu phẩy trước từ và trong câu "Trên mái nhà trường, chim bồ câu gật gù thật khẽ, và tôi vừa nghe tự nhủ: Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
A. Sai, vì từ và đã thay cho dấu phẩy
B. Đúng, để người đọc không hiểu sai là: tôi cũng ở trên mái nhà trường
- - Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Bắc Hồng
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đội Cấn
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018, Trường THCS Nam Điền
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Bàn Đạt
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường THCS Thiệu Tiến
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường PTDTNT THCS Buôn Đôn