Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng...
- Câu 1 : Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
A. Cách mạng tư sản Pháp.
B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
C. Cách mạng tư sản Anh
D. Cách mạng Hà Lan.
- Câu 2 : Yếu tố nào đã thúc đẩy năng suất lao động ở Anh trong thế kỉ XVII tăng nhanh?
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của nhà vua với nhiều chính sách hợp lí.
B. Các phát minh mới về kĩ thuật và hình thức tổ chức lao động hợp lí
C. Quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản
D. Cuộc cách mạng tử sản ở Anh diễn ra sớm và thành công
- Câu 3 : Trước sự phát triển của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, thực dân Anh đã có hành động gì?
A. tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp.
B. đầu tư phát triển công, thương nghiệp thuộc địa để thu lợi nhuận
C. mở thêm nhiều hải cảng để thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa.
D. đẩy mạnh khai hoang về phía Tây để mở rộng sản xuất.
- Câu 4 : Sự kiện nào đánh dấu thực dân Anh đã thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Hiến pháp năm 1787 được ban hành
B. Hiệp ước Véc – xai năm 1783 được kí kết.
C. Quân dân giành thắng lợi ở trận Xa-ra-tô-ga.
D. Tuyên ngôn Độc lập năm 1775 được công bố.
- Câu 5 : Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là
A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, chi phối mọi hoạt động trong xã hội
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh và không bị yếu tố nào cản trở
C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu nhưng lại bị triều đình Tây Ban Nha kìm hãm
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
- Câu 6 : Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là
A. Lật đổ sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa phát triển
B. Xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha
C. Lật đổ ngôi vua chuyên chế Hà Lan, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D.Đánh bại phe phái của quý tộc mới, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây không thuộc biểu hiện phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh thế kỉ XVII?
A. Công trường thủ công ra đời và phát triển mạnh
B. Những trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn được hình thành
C. Hiện tượng rào đất cướp ruộng trong nông nghiệp
D. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài được đẩy mạnh
- Câu 8 : Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nông dân Anh phải ra thành thị làm thuê hay di cư sang nước ngoài?
A. Họ bị mất ruộng đất
B. Họ bị địa chủ bóc lột tàn nhẫn.
C. Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn.
D. Họ dần bị tư sản hóa.
- Câu 9 : Điểm hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ là
A. Thiết lập chế độ cộng hòa liên bang
B. Chưa giải phóng được toàn bộ đất nước
C. Quyền lợi kinh tế- chính trị không bao gồm phụ nữ, nô lệ
D. Có sự thỏa hiệp với các thế lực phong kiến
- Câu 10 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến
C. Vấn đề xung đột tôn giáo
D. Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến
- Câu 11 : Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản
A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản
B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân Anh
C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.
D. Thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Câu 12 : Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là
A. Hình thức đấu tranh
B. Kết quả
C. Lực lượng tham gia
D. Phương pháp
- Câu 13 : Châu Âu thế kỉ XV có nền sản xuất mới ra đời đó là nền sản xuất nào?
A. Nền sản xuất phong kiến
B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa
C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
D. Săn bắt hái lượm
- Câu 14 : Trong nền sản xuất mới đã hình thành 2 giai cấp mới đó là giai cấp nào?
A. Giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ
B. Giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô
C. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
D. Tất cả các giai cấp trên
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8