Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ
- Câu 2 : Phát biểu không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?
A. Thời tiết diễn biến phức tạp.
B. Có một mùa khô sâu sắc.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
D. Trong năm có một mùa đông lạnh.
- Câu 3 : Nước ta có thể nuôi, trồng được các loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới là do nước ta chủ yếu có?
A. con đường di cư của nhiều loài sinh vật đi ngang qua.
B. thiên nhiên mang tính nhiệt đới và thay đổi theo mùa.
C. khí hậu mang tính cận nhiệt và thay đổi theo độ cao.
D. khí hậu mang tính chất nhiệt đới và phân hóa đa dạng.
- Câu 4 : Tác động mạnh của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là?
A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. gây sức ép đến môi trường đô thị.
C. tạo việc làm cho người lao động.
D. tăng thu nhập cho người dân.
- Câu 5 : Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa phân bố lên đến độ cao?
A. dưới 600 - 700 m
B. 900 - 1000 m
C. 1600 - 1700 m.
D. trên 2600 m.
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta ?
A. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La thuộc vùng núi?
A. Tây Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Trường Sơn Bắc.
D. Đông Bắc
- Câu 8 : Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết các dãy núi nào của nước ta chạy theo hướng tây bắc- đông nam?
A. Hoành Sơn, Ngân Sơn, Pu Sam Sao
B. Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Ngân Sơn
C. Đông Triều, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh.
D. Tam Điệp, Con Voi, Hoàng Liên Sơn.
- Câu 9 : Biểu hiện của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là?
A. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ gây nên lũ lụt.
B. sông có lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
C. lượng nước các sông phân bố đều giữa các mùa.
D. phần lớn sông có hướng chảy tây bắc - đông nam.
- Câu 10 : Cho bảng số liệu: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, giai đoạn 1995-2014
A. Miền
B. Đường
C. Kết hợp
D. Cột ghép
- Câu 11 : Ở nước ta, tỉ lệ thiếu việc làm tương đối cao là ở khu vực?
A. nông thôn.
B. thành thị
C. đồng bằng.
D. miền núi
- Câu 12 : Thông qua nội dung Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của bão ở nước ta?
A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. Tháng có tần suất bão lớn nhất là tháng 10
C. Bão đổ bộ nhiều nhất vào vùng Bắc Trung Bộ.
D. Thời gian hoạt động của bão từ tháng 6 đến tháng 12.
- Câu 13 : Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do đâu?
A. quá trình phong hóa mạnh.
B. quá trình tích tụ mùn phát triển
C. rửa trôi các chất badơ dễ tan.
D. tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
- Câu 14 : Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta và gây mưa lớn cho khu vực nào?
A. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Câu 15 : Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG I TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂMNhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình tháng I TP.Hồ Chí Minh thấp hơn Huế.
B. Nhiệt độ trung bình tháng I Hà Nội cao hơn Huế.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam
D. Nhiệt độ trung bình tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết phát biểu nào đúng về sự phân bố dân cư Việt Nam?
A. Đồng bằng có mật độ dân số cao hơn trung du và miền núi.
B. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao thứ hai cả nước.
C. Phía Tây miền Trung có mật độ dân số cao hơn phía Đông.
D. Mật độ dân số ở trung du cao hơn mật độ dân số ở miền núi.
- Câu 17 : Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ?
A. Tác động của gió tây ôn đới
B. tiếp giáp với Biển Đông.
C. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
D. địa hình 85% là đồi núi thấp.
- Câu 18 : Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là?
A. tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu.
B. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta
C. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.
D. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
- Câu 19 : Thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nước ta có đặc điểm?
A. Có tính cận xích đạo.
B. Thay đổi theo độ cao.
C. Trù phú xanh tốt.
D. Mang tính cận nhiệt.
- Câu 20 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?
A. Hạ Long
B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
- Câu 21 : Vì sao nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm?
A. gió di chuyển về phía đông.
B. gió càng gần về phía nam.
C. gió thổi lệch về phía đông, qua biển.
D. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.
- Câu 22 : Ảnh hưởng lớn nhất của vị trí địa lí đến thiên nhiên nước ta là?
A. quy định thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. làm cho sinh vật, khoáng sản phong phú, đa dạng.
C. quy định địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. quy định khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây là đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại.
B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng
C. Trình độ đô thị hóa cao.
D. Tỉ lệ dân thành thị đang tăng.
- Câu 24 : Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?
A. Qui định việc mua bán động vật
B. Chống ô nhiễm nguồn nước, đất
C. Ban hành sách đỏ Việt Nam.
D. Bảo vệ rừng và trồng mới rừng.
- Câu 25 : Cấu trúc địa hình nước ta đa dạng gồm hai hướng chính nào?
A. Đông Tây và hướng Tây Bắc - Đông Nam.
B. Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung
C. Đông Nam - Đông Bắc và hướng vòng cung.
D. Đông Tây - Nam Bắc và hướng vòng cung.
- Câu 26 : Nhận định không đúng với đặc điểm của địa hình nước ta?
A. Bồi tụ nhanh ở các đồng bằng hạ lưu sông
B. Núi trên 2000 mét chiếm ¾ diện tích cả nước.
C. Các đồng bằng châu thổ ngày càng mở rộng
D. Xâm thực mạnh ở khu vực địa hình đồi núi.
- Câu 27 : Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển Miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do đâu?
A. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống
B. khí hậu ở đây khô hạn, bão lụt xảy ra với cường độ mạnh.
C. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu
D. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện lượng mưa lớn.
- Câu 28 : Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do?
A. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh
B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường
C. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
D. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
- Câu 29 : Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có đường biên giới với nước Lào dài nhất?
A. Quảng Bình.
B. Thanh Hóa
C. Kon Tum
D. Quảng Nam.
- Câu 30 : Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh
A. cây thực phẩm.
B. cây công nghiệp
C. cây hoa màu
D. cây lương thực
- Câu 31 : Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì?
A. đến sớm và kết thúc muộn.
B. đến muộn và kết thúc sớm.
C. đến sớm và kết thúc sớm
D. đến muộn và kết thúc muộn.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)