Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 9 năm học 2019 - 2...
- Câu 1 : Phép lai nào sau đây tạo ra nhiều kiểu gen nhất?
A. P: aa x aa
B. Aa x aa
C. P: AA x Aa
D. P: Aa x Aa
- Câu 2 : Trong quá trình phân bào NST nhân đôi ở:
A. kì giữa
B. kì trung gian
C. kì cuối
D. kì sau
- Câu 3 : Tỉ lệ 3 trội : 1 lặn xuất hiện trong các phép lai nào ?
A. Aa x Aa
B. AA x Aa
C. AA x aa
D. Aa x aa
- Câu 4 : Quá trình thụ tinh là:
A. Sự kết hợp của tinh trùng và trứng
B. Sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái
C. Sự tạo thành hợp tử
D. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội
- Câu 5 : Tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ 1:1 là do:
A. giao tử đực bằng số giao tử cái
B. hai loại giao tử mang NST X và NST Y ngang nhau
C. số con trai bằng số con gái
D. xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực ( mang NST X và NST Y) là tương đương
- Câu 6 : ADN được cấu tạo nên bởi các nguyên tố:
A. C, H, O, N, P
B. C, H, P, S, O
C. H, N, P, Fe, Cu
D. C, Fe, Ca, O, H
- Câu 7 : Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân, trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A + G = G + X
B. A + G = T + X
C. A + X + T = G + A + G
D. A + X + T = G + A + X
- Câu 8 : Từ noãn bào bậc 2 qua giảm phân II sẽ tạo ra được:
A. 2 trứng và 2 thể cực
B. 4 trứng
C. 1 trứng và 1 thể cực
D. 4 thể cực
- Câu 9 : Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
A. tARN
B. mARN
C. rARN
D. tARN và rARN
- Câu 10 : Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?
A. Lai với cơ thể đồng hợp trội
B. Lai với cơ thể dị hợp
C. Lai phân tích
D. Lai hai cặp tính trạng
- Câu 11 : Ở cà chua tính trạng quả đỏ (A) là trội so với tính trạng quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được F1 toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen:
A. aa
B. AA
C. Aa
D. Cả Aa, aa
- Câu 12 : Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông xanh da trời. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình là: 1 lông đen : 2 lông xanh da trời : 1 lông trắng. Kết quả phép lai cho thấy màu lông gà bị chi phối bởi
A. quy luật tương tác đồng trội giữa các alen
B. quy luật di truyền trội hoàn toàn
C. quy luật di truyền trội không hoàn toàn
D. quy luật tác động gây chết của các gen alen
- Câu 13 : Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
A. AA x AA
B. AA x Aa
C. Aa x Aa
D. Aa x aa
- Câu 14 : Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?
A. Toàn lông dài
B. 3 lông ngắn : 1 lông dài
C. 1 lông ngắn : 1 lông dài
D. Toàn lông ngắn
- Câu 15 : Bằng chứng của sự liên kết gen là
A. hai gen không alen cùng tồn tại trong một giao tử
B. hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng
C. hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân
D. hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến một tính trạng
- Câu 16 : Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình?
A. xuất hiện bạch tạng trên da
B. chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè
C. lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước
D. xù lông khi trời rét của một số loài thú
- Câu 17 : Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:
A. các biện pháp và kỳ thuật sản xuất
B. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng
C. năng suất thu được
D. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng
- Câu 18 : Câu có nội dung đúng là:
A. Bố mẹ truyền trực tiếp kiểu hình cho con cái
B. Kiểu gen là kết quả tương tác giữa kiểu hình với môi trường
C. Mức phản ứng không phụ thuộc vào kiểu gen
D. Mức phản ứng di truyền được
- Câu 19 : Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST
B. số lượng, hình thái NST
C. số lượng, cấu trúc NST
D. số lượng không đổi
- Câu 20 : Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh
A. mức độ tiến hoá của loài
B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài
C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài
D. số lượng gen của mỗi loài
- Câu 21 : Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?
A. Tế nào sinh dưỡng của ong đực
B. Hợp tử
C. Tế bào sinh dục chín
D. Tế bào sinh dục sơ khai
- Câu 22 : Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là:
A. Axit phôtphoric
B. Axit sunfuaric
C. Cônsixin
D. Cả 3 loại hoá chất trên
- Câu 23 : Đặc điểm của thực vật đa bội là:
A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội
B. Tốc độ phát triển chậm
C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu
D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN