Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Kiên Giang.
B. Bình Định.
C. Bình Phước
D. Tiền Giang,
- Câu 2 : Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra?
A. khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
B. nhanh, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp
C. chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
D. nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới.
- Câu 3 : Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên nhờ?
A. xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế.
B. các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
C. đời sống vật chất của người lao động tăng
D. học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động
- Câu 4 : Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là?
A. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.
B. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.
D. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 7 nối cảng Cửa Lò với cửa khẩu quốc tế nào sau đây?
A. Cầu Treo
B. Nậm Cắn.
C. Na Mèo.
D. Tây Trang
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây đúng với giao thông đường bộ (đường ô tô) ở nước ta hiện nay?
A. Tập trung chủ yếu ở dọc ven biển.
B. Chưa hội nhập vào đường xuyên Á.
C. Phương tiện hầu hết cũ kĩ, lạc hậu.
D. Mạng lưới đường được mở rộng.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Phú Yên
A. Hội An.
B. Tuy Hòa
C. Tam Kỳ.
D. Cam Ranh.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Huế không có ngành sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây?
A. Giấy in, văn phòng phẩm.
B. Da, giày.
C. Gỗ, giấy, xenlulô.
D. Dệt, may.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết cảng biển Cửa Lò thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Nghệ An.
B. Quảng Bình
C. Hà Tĩnh
D. Thanh Hóa
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biên?
A. Quảng Ninh.
B. Lâm Đồng.
C. Ninh Bình
D. Quảng Bình.
- Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Tây Bắc Bộ.
B. Đông Bắc Bộ.
C. Trung và Nam Bắc Bộ
D. Bắc Trung Bộ.
- Câu 12 : Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là?
A. lũ nguồn về
B. mưa bão rộng
C. nước biển dâng.
D. triều cường.
- Câu 13 : Mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam là do ở đây có?
A. gió lạnh.
B. tuyết rơi.
C. mưa phùn.
D. sương muối.
- Câu 14 : Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng?
A. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác
B. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.
D. đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.
- Câu 15 : Giải pháp để ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị trí xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước?
A. Cùng với các ngành công nghiệp cơ bản, phát triển các ngành có kĩ thuật cao.
B. Phát triển ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
C. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có thế mạnh về tài nguyên
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến và khai thác than nâu.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Đắk Lắk.
B. Thanh Hóa
C. Kon Tum.
D. Bình Thuận.
- Câu 17 : Khó khăn nào sau đây đã được khắc phục đối với ngành chăn nuôi nước ta?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa trên diện rộng.
B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.
D. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.
- Câu 18 : Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
C. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.
- Câu 19 : Phát biểu nào sau đây không đúng với thành tựu của ASEAN sau hơn 50 năm phát triển?
A. Bộ mặt của nhiều quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá cao.
C. Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.
D. Trình độ phát triển kinh tế đồng đều giữa các nước
- Câu 20 : Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian cần phải?
A. gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp.
B. chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi.
C. hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị.
D. đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Câu 21 : Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế?
A. Chính sách Nhà nước phát triển.
B. Giao lưu thuận lợi với các vùng.
C. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm
D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Câu 22 : Đường Hồ Chí Minh, trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai của nước ta, đã đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây.
B. Khắc phục được thiên tai làm gián đoạn giao thông bắc - nam.
C. Giảm bớt áp lực về sự quá tải vận chuyển trên tuyến quốc lộ 1.
D. Là dấu tích lịch sử giải phóng miền nam thống nhất cả nước
- Câu 23 : Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ của nước ta sẽ đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây cho sự phát triển kinh tế của vùng?
A. Tạo nguồn hàng xuất khẩu, cạnh tranh với Trung Quốc
B. Hạn chế nạn du canh, du cư của lao động trong vùng.
C. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao.
D. Tạo ra nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến.
- Câu 24 : Cho bảng số liệu:SẢN LƯƠNG THAN, DẦU THÔ VÀ DIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Miền.
D. Cột.
- Câu 25 : Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năm chủ yếu là do?
A. nền nhiệt cao quanh năm.
B. gió mùa thổi trong năm.
C. thời gian mua khô kéo dài.
D. địa hình ven biển đa dạng.
- Câu 26 : Đặc điểm nào sau đây không phải của Đồng bằng sông Hồng?
A. Phần lớn diện tích là đồng bằng, đồi núi phân bố chủ yếu ở phía đông gian
B. Là vùng trọng điểm thứ hai của cả nước về lương thực, thực phẩm
C. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, có trình độ thâm canh cao
D. Có một mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
- Câu 27 : Cho bảng số liệu:GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 2010
A. Thái Lan tăng ít hơn so với Việt Nam.
B. Các quốc gia đều có xu hướng tăng.
C. Việt Nam tăng ít hơn Xin-ga-po.
D. Việt Nam tăng chậm hơn Xin-ga-po.
- Câu 28 : Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.
B. tăng cường bảo vệ rừng ngập mặn.
C. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
D. phát triển công nghiệp chế biến.
- Câu 29 : Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của Bắc Trung Bộ?
A. Đã và đang xây dựng một số nhà máy thủy điện trên các sông.
B. Phát triển điện lực là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp.
C. Việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia
D. Tập trung nhiều nhà máy điện công suất lớn nhất so với cả nước
- Câu 30 : Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là?
A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
B. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
C. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
- Câu 31 : Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng nông nghiệp?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Câu 32 : Do đâu mật độ dân số của nước ta tăng lên?
A. gia tăng cơ học phát triển mạnh
B. số dân nước ta ngày càng tăng
C. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa
D. quy mô dân số của nước ta lớn.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)