Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 16
- Câu 1 : Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta là
A. những mảnh sọ.
B. răng, công cụ lao động,
C. bộ xương.
D. những mảnh sọ, rãng
- Câu 2 : Người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long dùng nhiều loại đá khác nhau để làm ra những công cụ nào?
A. Rìu đá, dao đá.
B. Cuốc đá, liềm đá.
C. Rìu đá, bôn đá, chày đá.
D. Thuổng đá, cối đá.
- Câu 3 : Nội dung nào chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta?
A. phát hiện được nhiều thạp đồng.
B. phát hiện được nhiều trống đồng.
C. phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đổng, dùi đồng...
D. phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng
- Câu 4 : Công cụ sản xuất bằng đá thời Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) có đặc điểm gì nổi bật?
A. Ghè đẽo qua loa, đơn giản.
B. Chỉ mài ở lưỡi cho sắc.
C. Mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng.
D. Ghè đẽo cẩn thận, tỉ mỉ, hình dáng gọn đẹp
- Câu 5 : Sau khi lên ngôi, vua Hùng đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ?
A. Vua Hùng đặt tên nước là Lạc Việt, chia nước là 15 bộ.
B. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Lạc, chia nước thành 15 bộ.
C. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ.
D. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Việt, chia nước thành 15 bộ
- Câu 6 : Xã hội thời Văn Lang chia thành những tầng lớp nào
A. Những người quyền quý, dân tự do, nô tì.
B. Chủ nô, nô lệ.
C. Phong kiến, nông dân công xã.
D. Quý tộc, nông nô.
- Câu 7 : Việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long có điểm gì mới?
A. Kĩ thuật mài đá.
B. Kĩ thuật cưa đá.
C. Thuật luyện kim.
D. Làm đồ gốm
- Câu 8 : Đâu không phải nội dung thể hiện sự tiến bộ của công cụ sản xuất thời kì Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) so với thời kì trước đó?
A. Công cụ lưỡi rìu đá có vai được mài rộng ra hai mặt.
B. Nhiều loại hình công cụ hơn.
C. Kĩ thuật làm đồ gốm được nâng lên (in hoa văn).
D. Nhiều chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo, có hình thù rõ ràng
- Câu 9 : Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung có gì khác biệt so với làm một công cụ đá?
A. Đòi hỏi sự toàn kết của toàn bộ lạc.
B. Chỉ đòi hỏi sức lao động của một người.
C. Đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người hơn.
D. Chỉ đòi hỏi sức lao động của toàn làng xã
- Câu 10 : Nguyên nhân nào không dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?
A. Xã hội phân chia giàu, nghèo; mở rộng giao lưu và tự vệ.
B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng,
C. Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn.
D. Nhà nước Âu Lạc lâm vào khủng hoảng trầm trọng
- Câu 11 : Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào?
A. Tinh thần đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
B. Quân Tần tiến không được, thoái không xong, phải hạ lệnh bãi binh.
C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta, chủ quan khi tấn công.
D. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi
- Câu 12 : Thuật luyện kim được phát minh không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
B. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
C. Hình thức đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
D. Thúc sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Câu 13 : Các loại vũ khí được sử dụng trong câu chuyện "Thánh Gióng" đã cho thấy điều gì?
A. Vũ khí chủ yếu được sử dụng khi chống ngoại xâm.
B. Vũ khí bằng kim loại đã được sử dụng.
C. Tinh thần yêu nước của cư dân Văn Lang.
D. Ca ngợi người anh hùng Thánh Gióng
- Câu 14 : Nhà nước Âu Lạc có điểm gì khác so với nhà nước Văn Lang?
A. Chưa có thành quách, quân đội.
B. Quyền lực của nhà vua chưa cao.
C. Phân biệt tầng lớp thống trị với nhân dân sâu sắc.
D. Kinh đô đóng ở Bạch Hạc (Phú Thọ).
- Câu 15 : Bài học lớn nhất cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược là gì?
A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù
- Câu 16 : Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào trên thế giới?
A. Đông Phi, đảo Giava, gần Bắc Kinh (Trung Quốc).
B. Nam Phi, đảo Giava, Bắc Kinh (Trung Quốc).
C. Tây Á, Bắc Kinh (Trung Quốc), Đông Nam Á.
D. Trung Á, Đông Nam Á, Đông Phi
- Câu 17 : Xã hội cổ đại phương Đông không bao gồm tầng lớp nào sau đây?
A. Nông dân công xã
B. Quý tộc
C. Nô lệ
D. Bình dân thành thị
- Câu 18 : Phương thức sinh sống của người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm là gì?
A. săn bắn, chăn nuôi.
B. săn bắt, hái lượm.
C. trồng trọt, chăn nuôi.
D. đánh bắt cá, làm gốm
- Câu 19 : Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là
A. Thể chế dân chủ cộng hòa
B. Thể chế dân chủ chủ nô
C. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
D. Thể chế quân chủ lập hiến
- Câu 20 : Việc sáng tạo ra chữ viết của các cư dân cổ đại không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Là thước đo đánh giá trình độ nền văn minh
B. Giúp lưu giữ thông tin
C. Là cơ sở để truyền bá văn hóa rộng rãi
D. Là cơ sở quan trọng tạo ra lịch pháp
- Câu 21 : Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào trong lịch sử phát triển của nhân loại?
A. Thời kì nguyên thủy
B. Thời kì cổ đại
C. Thời kì phong kiến
D. Thời kì tư bản chủ nghĩa
- Câu 22 : Đặc điểm ngoại hình của người tình khôn có điểm gì khác so với người tối cổ?
A. Đứng thẳng, trán cao, mặt phẳng, bàn tay nhỏ, hàm lui vào, răng gọn, đều...
B. Đứng thẳng, trán dô, mặt phẳng, bàn tay nhỏ, hàm lui vào, răng gọn, đều...
C. Đứng thẳng, trán dô, tay dài quá đầu gối, răng đều.
D. Đứng thẳng, trán dô, mặt phẳng, tay chân dài
- Câu 23 : Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của loài người?
A. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
C. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.
D. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng
- Câu 24 : Tại sao nói các hiểu biết khoa học từ thời phương Đông cổ đại đến thời Hi Lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học?
A. Do được ghi chép có hệ thống và mang tính khái quát hóa cao
B. Do được ghi chép cẩn thẩn
C. Do các lĩnh vực nghiên cứu khoa học được mở rộng
D. Do xuất hiện các nhà khoa học chuyên nghiên cứu một vấn đề cụ thể
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta