Trắc nghiệm bài Kiểm tra phần tiếng Việt
- Câu 1 : Các thành ngữ: Ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất.
B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm lịch sự.
D. Phương châm quan hệ.
- Câu 2 : Trong những câu sau, câu nào không vi phạm phương châm hội thoại?
A. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
B. Ngựa là một loài thú có bốn chân.
C. Thưa bố, con đi học.
D. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
- Câu 3 : Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm cách thức.
C. Phương châm lịch sự.
D. Phương châm quan hệ.
- Câu 4 : Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
A. Thuật lại lời nói hay ý ngĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp.
B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép.
C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn.
D. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật.
- Câu 5 : Thế nào là thuật ngữ?
A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biêủ cảm.
B. Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
C. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày.
D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước.
- Câu 6 : Nhận định nào nói đúng nhất đặc điểm của thuật ngữ?
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
- Câu 7 : Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?
A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
B. Phải biết sử dụng thành thạo các kiểu câu chia theo mục đích nói.
C. Phải nắm được các từ có chung một nét nghĩa.
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
- Câu 8 : Nghĩa của yếu tố "đồng" trong "đồng thoại" là gì?
A. Giống
B. Cùng
C. Trẻ em
D. Kim loại
- Câu 9 : Nghĩa của yếu tố "tuyệt" trong "tuyệt mật" là gì?
A. Dứt
B. Cực kì
C. Mất
D. Hoàn toàn.
- Câu 10 : Nghĩa của yếu tố "phong" trong "phong toả" là gì?
A. Gió
B. Đỉnh
C. Vây hãm
D. Mũi nhọn
- Câu 11 : Từ "ăn" trong dòng nào là nghĩa gốc?
A. Tàu ăn than.
B. Tôi ăn cơm.
C. Chị ấy ăn ảnh.
D. Họ làm việc ăn ý.
- Câu 12 : Tấm son trong câu thơ: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai được xây dựng bằng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hoá
B. Tượng trưng
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
- Câu 13 : Hình ảnh bóng hồng trong câu thơ: Bóng hồng nhác thấy nẻo xaXuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.Sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
- Câu 14 : Từ hoa trong câu: Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc.
B. Nghĩa chuyển.
- Câu 15 : Sự chuyển nghĩa của từ hoa trong câu: Thềm hoa một bớc, lệ hoa mấy hàng theo phơng thức nào?
A. Ẩn dụ.
B. Hoán dụ.
- Câu 16 : Từ vô, mầy trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thuộc lớp từ nào?
A. Từ toàn dân
B. Phương ngữ
- Câu 17 : Từ rày trong câu: Tin sương những luống rày trông mai chờ thuộc phương ngữ nào?
A. Phương ngữ Bắc
B. Phương ngữ Trung
C. Phương ngữ Nam
- Câu 18 : Ý nào say đây không đúng khi nói về lời dẫn trực tiếp trong văn bản?
A. Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.
B. Lời dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép.
C. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.
D. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn với phần người dẫn.
- Câu 19 : Khái niệm nào sau đây để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: Chỉ nói những điều mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.
A. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm lịch sự
- Câu 20 : Khái niệm nào sau đây để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
A. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm lịch sự
- Câu 21 : Lời dẫn gián tiếp là gì?
A. Nhắc lại lời hay ý của nhân vật và có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.
B. Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.
C. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.
D. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn với phần người dẫn.
- Câu 22 : Khái niệm nào sau đây để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: nói phải có nội dung, nội dung nói đáp ứng nhu cầu cuộc giao tiếp, không thừa hoặc không thiếu thông tin.
A. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm lịch sự
- Câu 23 : Cho mẩu chuyện sau:Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận được một cú điện thoại của một khách quen ở một vùng quê.Ông khách nói, giọng hoảng hốt:- Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuôi cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào? Xin bác sĩ đến ngay cho.- Tôi lên đường ngay. Những mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa mới đến nơi được.- Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào?- Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.(Sưu tầm)Đoạn văn trên thuộc phương châm nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm lịch sự
- Câu 24 : Cho đoạn văn sau:- Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? - Nhà họa sĩ trả lời.- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ?- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc.(Lặng lẽ Sa Pa)Các nhân vật xưng hô với nhau có tuân thủ theo phương châm "xưng khiêm, hô tôn" hay không?
A. Có
B. Không
- Câu 25 : Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp?
A. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.
B. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn".
C. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả.
D. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.
- Câu 26 : Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống.
B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.
C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều.
D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian?
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - Trường THCS Trực Đạo
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tân Phú
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tống Văn Trân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Trung Kiên
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Chu Văn An
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Văn Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 9 năm 2020 - Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Khánh Hoà