- Phát sinh sự sống và phát sinh loài người
- Câu 1 : Hoá thạch là gì ?
A Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp đất đá
B Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp đất sét
C Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp băng
D Di tích phần cứng của sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất.
- Câu 2 : Việc phân định các mốc thời gian địa chất thường căn cứ vào
A Sự dịch chuyển các đại lục theo chiều ngang
B Độ phân rã của nguyên tố phóng xạ và đặc điểm hóa thạch.
C Tuổi của các lớp địa chất, hóa thạch
D Những biến đổi lớn của địa chất, khí hậu
- Câu 3 : Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì
A Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp
B Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại
C Các qui luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ
D Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ hình thành ngoìa cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay
- Câu 4 : Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh sự sống gồm 2 giai đoạn chính là
A tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh học
B Tạo ra các côaxecva và hình thành dạng sống chưa có cấu tạo tế bào
C Hình thành các chất hữu cơ đơn giản và các chất hữu cơ phức tạp
D Tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học
- Câu 5 : Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các hợp chất hữu cơ được hình thành nhờ
A Tác dụng của nhiều nguồn năng lượng trong tự nhiên
B Sấm chớp và các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm
C Xúc tác của các enzim và nhiệt độ
D Sự liên kết ngẫu nhiên của các chất hóa học
- Câu 6 : Quá trình phức tạp hoá hợp chất cacbon trong giai đoạn tiến hoá hoá học diễn ra theo tiến trình:
A C → CH → CHO → CHON
B C → CH → CHN → CHON
C C → CH → CHO → CHOS
D C → CH → CHO → CHOP
- Câu 7 : Trong tiến hóa tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở
A Khí quyển nguyên thủy
B Trong ao hồ nước ngọt
C Trong lòng đất
D Trong các đại dương nguyên thủy
- Câu 8 : Dạng sống đầu tiên ra đời trên cơ sở của hệ tương tác
A Prôtêin- lipit
B Prôtêin-axit nuclêic
C Prôtêin-prôtêin
D Prôtêin- saccarit
- Câu 9 : Trong quá trình phát sinh sự sống, yếu tố môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng làm cho các hợp chất hữu cơ cao phân tử tiếp tục tiến hoá thành vật thể sống là
A Sự xuất hiện nguồn năng lượng lớn.
B Sự xuất hiện môi trường nước.
C Sự tác động của chọn lọc tự nhiên. D. sự xuất hiện oxy trong khí quyển.
D Sự xuất hiện oxy trong khí quyển.
- Câu 10 : Trong đại cổ sinh, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ưu thế của những cơ thể phức tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơn về cách sinh sản là do
A Trong đại cổ sinh đã xảy ra nhiều biến cố khí hậu, địa chất phức tạp nên chọn lọc tự nhiên đã dẫn đến kết quả trên
B Hoạt động của các lò phóng xạ trong tự nhiên làm gia tăng tần số đột biến và áp lực chọn lọc
C Xuất hiện của nhiều loài động vật ăn cỏ và ăn thịt làm cho sinh vật đa dạng và phức tạp hơn
D Điều kiện sống trên cạn phức tạp hơn dưới nước nên chọn lọc tự nhiên đã dẫn đến kết quả trên
- Câu 11 : Sự sống ở đại thái cổ và đại nguyên sinh để lại rất ít di tích là do
A Những biến động lớn về địa chất làm phân bố lại đại lục và đại dương
B Sự sống tập trung chủ yếu ở dưới nước
C Vỏ quả đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội
D Thực vật chủ yếu ở dạng đơn bào, động vật gồm các đại diện của ngành không xương sống
- Câu 12 : Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra ôxy phân tử, từ đó hình thành tầng ôzôn làm thành màn chắn tia tử ngoại. Đây là đặc điểm có từ kỷ
A Xilua của đại Cổ sinh.
B Pecmơ của đại Cổ sinh.
C Giura của đại Trung sinh.
D Phấn trắng của đại Trung sinh.
- Câu 13 : Sự kiện đáng chú ý nhất ở đại Tân sinh về sự phát triển của sinh vật là
A Sự phát triển phồn vinh của thực vật hạt kín
B Sự diệt vong của các loài bò sát khổng lồ
C Sự phát sinh loài người
D Sự ra đời đầy đủ của các loài thú
- Câu 14 : Đại Trung sinh là đại phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là bò sát do
A Khí hậu ẩm ướt, các rừng quyết khổng lồ phát triển mạnh làm thức ăn cho bò sát
B Đời sống trên đất liền thuận lợi cho sự phát triển hơn ở dưới biển
C Biển tiến sâu vào đất liền, cá và thân mềm phong phú làm cho bò sát quay lại sống dưới nước và phát triển mạnh
D ít biến động lớn về địa chất, khí hậu khô và ấm tạo điều kiện phát triển của cây hạt trần là thức ăn của bò sát đặc biệt là bò sát khổng lồ
- Câu 15 : Điểm giống nhau về đặc điểm của sự sống trong đại Thái cổ và đại Nguyên sinh là
A Sự sống vẫn tập trung ở dưới nước, sinh vật gồm vi khuẩn, tảo, thân mềm
B Phức tạp hoá tổ chức cơ thể và hoàn thiện phương thức sinh sản
C Sự sống vẫn tập trung ở dưới nước, sinh vật gồm vi khuẩn, tảo
D Sự sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn, sinh vật gồm vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh
- Câu 16 : Nhận định nào sau đây là đúng ?
A Sinh giới đã phát triển theo hướng cơ bản nhất là ngày càng đa dạng và phong phú
B Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn đến sự biến đổi trước hết ở động vật
C Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ Quả đất
D Sự phát triển của sinh giới không diễn ra cùng nhịp độ với sự thay đổi của điều kiện khí hậu, địa chất
- Câu 17 : Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn ở kỉ Thứ tư là do
A Khí hậu khô tạo điều kiện cho sự di cư
B Diện tích rừng bị thu hẹp tạo điều kiện cho sự xuất hiện các đồng cỏ
C Khí hậu ấm áp tạo điều kiện phát triển quá mức của cây hạt kín và thú ăn thịt dẫn đến nhu cầu phải di cư
D Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển làm mực nước biển rút xuống
- Câu 18 : Ở kỷ Phấn trắng, cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh là do
A Chúng thích nghi với điều kiện mưa nhiều, ẩm ướt, có hinh thức sinh sản hoàn thiện.
B Chúng thích nghi với không khí khô, nắng gắt, có hình thức sinh sản hoàn thiện.
C Số lượng động vật ăn hạt ngày càng giảm dần.
D Số lượng cây hạt trần ngày càng giảm dần.
- Câu 19 : Trong kỉ pecmi, quyết khổng lồ bị tiêu diệt hàng loạt do
A Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn
B Sự phát triển nhanh chóng của bò sát ăn cỏ
C Bị cây hạt trần cạnh tranh
D Sự xuất hiện của bò sát răng thú
- Câu 20 : Đặc điểm cơ bản nhất phân biệt người với động vật là
A Biết chế tạo công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
B Có não bộ phát triển hơn hẳn động vật.
C Nguồn thức ăn phong phú đa dạng hơn hẳn động vật.
D Có dáng đứng thẳng thích nghi với đời sống đi lại trên mặt đất.
- Câu 21 : Biến đổi trên cơ thể người chứng tỏ tiếng nói đã phát triển là
A Trán rộng và thẳng.
B Xương hàm dưới thon nhỏ.
C Xương vành mày bớt thô.
D Hàm dưới có lồi cằm rõ.
- Câu 22 : Những điểm khác nhau giữa người và vượn người thể hiện ở đặc điểm nào trong số 7 đặc điểm sau đây ?
A I, III, IV, V, VI
B III, IV, V, VII
C I, II, IV,VII
D I, II, V, VII
- Câu 23 : Ruột thừa và nếp thịt nhỏ ở khoé mắt của người được gọi là
A Di tích còn lại từ sự phát triển phôi thai
B Cơ quan thoái hoá
C Hiện tượng lại tổ
D Hiện tượng lại giống
- Câu 24 : Hệ quả quan trọng nhất của dáng đi thẳng ở người là
A Bàn chân có dạng vòm nên khi chạy nhảy cơ thể ít bị chấn động.
B Lồng ngực hẹp theo chiều trước-sau, rộng theo chiều phải-trái.
C Xương chậu rộng, thuận lợi cho việc gánh chịu trọng lượng cơ thể.
D Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển.
- Câu 25 : Trong lịch sử, người đã chuyển sang ăn cả thức ăn động vật, từ ăn sống sang biết nấu chín thức ăn, do đó làm cho
A Bộ răng bớt thô, răng nanh ít phát triển
B Xương hàm to, góc quai hàm lớn
C Não phát triển
D Xương hàm bớt to, góc quai hàm lớn
- Câu 26 : Những điểm khác nhau giữa người và vượn người thể hiện ở đặc điểm nào trong số 7 đặc điểm sau đây ? I. Kích thước và trọng lượng của não II. Số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong bộ NST lưỡng bội III. Kích thước và hình dạng tinh trùng IV. Dáng đi V. Chu kì kinh nguyệt và thời gian mang thai VI. Số đôi xương sườn VII. Hình dáng cột sống và xương chậu
A I, III, IV, V, VI
B III, IV, V, VII
C I, II, IV,VII
D I, II, V, VII
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen