30 bài tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và...
- Câu 1 : Trung du miền núi phía Bắc có Đất hiếm phân bố chủ yếu ở
A Lào Cai.
B Lai Châu.
C Cao Bằng
D Yên Bái
- Câu 2 : Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng.
B Nâng cao đời sống, thay đổi tập quán sản xuất của người dân
C Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới.
D Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng.
- Câu 3 : Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc có thế mạnh nổi bật hơn Tây Bắc về:
A các cao nguyên đá vôi.
B tiềm năng thủy điện.
C chăn nuôi bò sữa
D Khoáng sản năng lượng.
- Câu 4 : Ngành chăn nuôi lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A Nhu cầu thị trường lớn.
B Cơ sở thức ăn được đảm bảo.
C Đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
D Mở rộng trang trại chăn nuôi
- Câu 5 : Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu do
A điều kiện sinh thái thích hợp.
B truyền thống chăn nuôi của vùng.
C nhu cầu thị trường lớn .
D nguồn thức ăn được đảm bảo.
- Câu 6 : Cây dược liệu là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp.
A Đông Nam Bộ.
B Bắc Trung Bộ.
C Tây Nguyên.
D Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Câu 7 : Khó khăn lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong phát triển chăn nuôi gia súc là
A nhu cầu của thị trường hạn chế.
B giao thông vận tải còn hạn chế.
C địa hình hiểm trở và khí hậu lạnh giá
D kinh nghiệm chăn nuôi còn thiếu.
- Câu 8 : Thế mạnh chủ yếu về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A có nhiều cao nguyên rộng.
B nguồn nước dồi dào.
C đất trồng đa dạng, phần lớn là đất feralit và đất phù sa cổ.
D khí hậu có một mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình.
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây không đúng về mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
A Dùng apatit để sản xuất phân lân.
B Khai thác đá vôi để làm xi măng.
C Sử dụng nguồn nước để sản xuẩ điện.
D Khai thác rừng để lấy đất xây đô thị.
- Câu 10 : Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta
A hệ thống thủy lợi, tưới tiêu được tổ chức tốt.
B đất đá vôi màu mỡ, khả năng thoát nước tốt.
C khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh.
D đất phù sa cổ màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất nước ta.
- Câu 11 : Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A giáp một vùng kinh tế và giáp biển.
B có biên giới chung với hai nước và giáp biển.
C giáp Trung Quốc và giáp một vùng kinh tế.
D giáp Lào và không giáp biển.
- Câu 12 : Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng?
A Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
B Chính sách phát triển kinh tế miền núi của Nhà nước
C Vị trí địa lí thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng khác ở trong và ngoài nước
D Lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất các ngành công nghiệp truyển thống.
- Câu 13 : Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là:
A Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.
B Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
C Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
D Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang.
- Câu 14 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu
A Nhiệt đới ẩm gió mùa.
B Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông ấm
C Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh
D Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn
- Câu 15 : Tỉnh nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc
A Thái Nguyên
B Quảng Ninh
C Hải Phòng
D Lạng Sơn
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Trung Quốc và Lào của nước ta là
A Điện Biên.
B Kon Tum.
C Quảng Ninh
D Lai Châu.
- Câu 17 : Trung du miền núi Bắc Bộ có trữ năng thuỷ điện lớn nhất chủ yếu do
A có nhiều than đá
B có nhiều sông dài và dốc
C có nhu cầu điện lớn
D có nhiều hồ lớn
- Câu 18 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc ?
A Lào Cai.
B Yên Bái
C Điện Biên.
D Cao Bằng.
- Câu 19 : Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Bắc?
A Điện Biên
B Hà Giang
C Hòa Bình
D Sơn La
- Câu 20 : Các nhà máy thủy điện lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tính đến hiện nay là:
A Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Phả Lại
B Yaly, Xê Xan 3, Đức Xuyên
C Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La
D Đa Nhim, Trị An, Đại Ninh
- Câu 21 : Các loại khoáng sản chính ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A than, thiếc, sắt, apatit, đá vôi, sét
B than nâu, sắt, apatit, chì, kẽm, dầu khí
C than bùn, apatit, thiếc, đá vôi, đồng
D than, crom, đồng, thiếc, mangan
- Câu 22 : Loại đất chiếm phần lớn diện tích ở Trung du miền núi Bắc Bộ là:
A Đất phù sa
B Đất mùn núi cao
C Đất feralit trên đá phiến, đá vôi..
D Đất phù sa cổ
- Câu 23 : Huyện đảo thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ là:
A Bạch Long Vĩ
B Lý Sơn
C Cồn Cỏ
D Vân Đồn
- Câu 24 : Nhà máy nhiệt điện của trung du miền núi Bắc Bộ la
A Phú Mỹ
B Uông Bí
C Cà Mau
D Bà Rịa
- Câu 25 : Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển:
A Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, trồng rừng
B Cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông
C Cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới
D Cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)