30 bài tập Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhi...
- Câu 1 : Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long?
A Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ.
B Bón phân hữu cơ để nâng cao độ phì cho đất.
C Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn
D Tìm các giống lúa chịu được đất phèn, mặn.
- Câu 2 : Rừng tràm của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở:
A Cà Mau, Bạc Liêu.
B Kiên Giang, Đồng Tháp.
C Cà Mau, Đồng Tháp.
D Kiên Giang, Bạc Liêu.
- Câu 3 : Do đặc điểm nào mà dân cư đồng bằng sông Cửu Long chủ động “Sống chung với lũ”
A Chế độ nước lên xuống thất thường.
B Lũ lên chậm và rút chậm.
C Cuộc sống ở đây gắn liền với cây lúa nước
D Địa hình thấp so với mực nước biển.
- Câu 4 : Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.
B chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
C phát triển công nghiệp chế biến.
D tăng cường việc bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên đất của Đồng Bằng Sông Cửu Long?
A Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng.
B Đất phèn và đất mặn có diện tích lớn hơn đất phù sa ngọt.
C Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
D Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
- Câu 6 : Thuận lợi chủ yếu từ vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác cho phát triển kinh tế là
A giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng
B nằm tận cùng phía nam đất nước, dễ dàng giao lưu với các vùng khác
C giáp Đông Nam Bộ, là vùng cung cấp nguyên liệu cho Đồng bằng sông Cửu Long
D ba mặt giáp biển, vùng biển giàu tiềm năng khoáng sản, thuỷ sản
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên đất của Đồng bằng sông Cửu Long
A Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng
B Đất phèn và đất mặn có diện tích lớn hơn đất phù sa ngọt
C Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu
D Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước
- Câu 8 : Trong việc sử dụng rừng ngập mặn phía Tây Nam của đông bằng sông Cửu Long không nên
A tiếp tục trồng rừng và mở rộng diện tích rừng.
B cải tạo một phần thích hợp thành bãi nuôi tôm.
C trồng rừng sú vẹt, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.
D cải tạo để trồng lúa và nuôi thủy sản nước ngọt.
- Câu 9 : Khó khăn lớn nhất mà biển mang đến cho Đồng bằng sông Cửu Long là
A ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên
B hiện tượng xâm nhập mặn
C nhiều thiên tai, bão, sóng thần
D tranh chấp lãnh thổ trên biển
- Câu 10 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào có diện tích lúa nhiều nhất vùng?
A Vĩnh Long.
B Cần Thơ.
C Kiên Giang.
D Đồng Tháp
- Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A Cà Mau.
B Đồng Tháp.
C Bến Tre.
D An Giang
- Câu 12 : Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015- 2020 đã xác định các cây trông chủ lực là
A úa, hoa kiểng, cây ăn quả.
B lúa, hoa kiểng, cây công nghiệp ngắn ngày.
C lúa, hoa kiểng, cây quýt hồng.
D lúa, hoa kiểng, xoài.
- Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Diện tích lúa trung bình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu % so với diện tích trồng cây lương thực?
A Dưới 60%
B Từ 70-80%
C Từ 80-90%
D Trên 90%
- Câu 14 : Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long gây khó khăn cho:
A Giao thông đường thủy
B Giao thông đường bộ
C Sản xuất nông nghiệp
D Sinh hoạt của người dân
- Câu 15 : Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đó là:
A Tránh lũ
B Sống chung với lũ
C Xây hệ thống đê bao
D Trồng rừng chống lũ
- Câu 16 : Địa hình thấp và bằng phẳng của đồng bằng sông Cửu Long gây trở ngại nào cho sản xuất nông nghiệp vào vụ hè thu?
A Nước mặn xâm nhập trên diện rộng
B Tăng độ chua, mặn của đất
C Vận chuyển nông sản bằng đường thủy
D Lũ ngập sâu và kéo dài
- Câu 17 : Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
A địa hình bằng phẳng với ba một giáp biển.
B chưa xây đựng hệ thống đê sông, để biển.
C mùa khô ở đây đến sớm và kết thúc muộn.
D địa hình thấp với nhiều ô trũng rộng lớn.
- Câu 18 : Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra.
B diện tích rừng bị giảm sút mạnh trong những năm gần đây.
C thiếu nước ngọt vào mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn.
D đất nghèo nguyên tố vi lượng, đất bạc màu chiếm diện tích lớn.
- Câu 19 : Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhất của bán đảo Cà Mau là
A tập trung làm thuỷ lợi để đủ nước sản xuất.
B cân đối giữa trồng lúa và môi trồng thủy sản.
C chia ruộng thành các ô nhỏ để đủ nước tưới.
D chuyển hoàn toàn sang nuôi trồng thủy sản.
- Câu 20 : Để khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn, phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong nông nghiệp cần có giải pháp
A đắp đê để hạn chế tình trạng ngập nước vào mùa lũ.
B mở rộng diện tích trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu.
C chọn các vùng đất không bị nhiễm phèn, mặn để đưa vào sản xuất.
D phát triển thuỷ lợi kết hợp với việc lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp.
- Câu 21 : Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long là
A giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.
B tăng cường bảo vệ rừng ngập mặn.
C chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
D phát triển công nghiệp chế biến.
- Câu 22 : Điều kiện nào sau đây là quan trọng nhất để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước?
A Khí hậu cận xích đạo, mạng lưới kênh rạch dày đặc
B Diện tích đất phù sa rộng lớn, chất lượng giống tốt.
C Diện tích đất phù sa rộng lớn, khí hậu cận xích đạo.
D Khí hậu cận xích đạo, nhiều giống lúa chất lượng tốt.
- Câu 23 : Đối với vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chính trong khai thác kinh tế là
A ưu tiên đầu tư, thăm dò khai thác dầu khí.
B kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.
C đẩy mạnh phát triển khai thác thủy sản.
D tập trung phát triển giao thông vận tải và du lịch biển.
- Câu 24 : Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô do
A có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.
B có nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
C ba mặt giáp biển, địa hình thấp, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
D sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông.
- Câu 25 : Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu, làm cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn nhiều nhất cả nước và đang tiếp tục tăng?
A Lượng mưa ít, sông ngòi ít nước và không có đê.
B Diện tích đồng bằng lớn, có nhiều ô trũng rộng.
C Nhiều cửa sông tạo thuận lợi cho xâm nhập mặn.
D Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, nước biển dâng.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)