30 bài tập Tương tác gen và tác động đa hiệu của g...
- Câu 1 : Tương tác gen là:
A Trường hợp 2 hay nhiều alen cùng locut chi phối sự biểu hiện của một tính trạng.
B Trường hợp hai hay nhiều gen khác locut cùng qui định một số tính trạng tương ứng.
C Trường hợp hai hay nhiều alen khác locut cùng qui định một tính trạng nào đó.
D Trường hợp một gen qui định nhiều tính trạng.
- Câu 2 : Sự tác động của nhiều gen lên một tính trạng sẽ dẫn đến kết quả
A Làm xuất hiện những tính trạng mới chưa hề có ở bố mẹ
B Cản trở sự biểu hiện của một tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời hai
C Tạo ra một dãy biến dị với những biểu hiện khác nhau của cùng một thứ tính trạng
D Tất cả đều đúng
- Câu 3 : Giữa gen và tính trạng có quan hệ
A Một gen quy định một tính trạng
B Một gen có thể đồng thời quy định nhiều tính trạng
C Nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối một tính trạng
D Tất cả đều đúng
- Câu 4 : Tác động bổ trợ (bổ sung) là:
A Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
B Trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
C Trường hợp 2 hay nhiều gen khác locut tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
D Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
- Câu 5 : Tác động át chế là:
A Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
B Trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
C Trường hợp 2 hay nhiều gen khác locut tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
D Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
- Câu 6 : Tác động cộng gộp là:
A Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
B Trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
C Trường hợp 2 hay nhiều gen khác locut tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
D Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
- Câu 7 : Lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây hoa kép, F2 phân li kiểu hình theo số liệu 1080 cây hoa kép : 840 cây hoa đơn.
A tương tác cộng gộp
B tương tác bổ trợ
C tương tác át chế
D di truyền phân li
- Câu 8 : Ở một loài, khi lai giữa cây thân cao với cây thân thấp thu được F1 đều có thân cao, F2 xuất hiện tỉ lệ 81,25% cây thân cao : 18,75% cây thân thấp. Đặc điểm di truyền về tính trạng kích thước thân của loài là:
A tương tác bổ sung
B tương tác át chế
C tác động cộng gộp
D gen đa hiệu
- Câu 9 : Qui luật di truyền nào làm xuất hiện biến dị tổ hợp khác hẳn với bố mẹ ?
A tác động bổ trợ và tác động cộng gộp
B tương tác gen và hoán vị gen
C tác động át chế và tác động cộng gộp
D tác động bổ trợ và tác động át chế
- Câu 10 : Hiện tượng tác động của một gen lên nhiều tính trạng đã giải thích
A Sự xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp
B Hiện tượng trội không hoàn toàn làm xuất hiện tính trạng trung gian
C Hiện tượng biến dị tương quan:sự thay đổi của tính trạng này luôn luôn đi kèm với sự thay đổi tương quan trên một tính trạng khác
D Sự tác động qua lại giữa các gen alen để cùng chi phối một thứ tính trạng
- Câu 11 : Trong kiểu tương tác cộng gộp, kiểu hình phụ thuộc vào?
A Số alen trội trong kiểu gen.
B Số alen trong kiểu gen.
C Cặp gen đồng hợp.
D Cặp gen dị hợp.
- Câu 12 : Khi lai hai giống bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 toàn bí ngô quả dẹt cho F1 tự thụ phấn thu được F2có tỷ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài . Tính trạng hình dạng quả bí ngô do :
A do một cặp gen quy định
B Di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp
C Di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
D Di truyền theo quy luật liên kết gen
- Câu 13 : Cho lai hai giống lúa mì thuần chủng hạt đỏ thẫm và hạt trắng F1 nhận được 100% hạt đỏ vừa . Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 nhận được tỷ lệ phân tính là 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 đỏ vừa : 4 đỏ nhạt : 1 trắng . Tính tạng màu sắc di truyền theo quy luật
A Tác động bổ trợ
B Tác động át chế
C Tác đông cộng gộp
D Liên kết không hoàn toàn
- Câu 14 : Nói về tương tác gen câu nhận xét nào đúng
A Ở cơ thể sinh vật chỉ gặp hình thức tương tác giữa 2 cặp gen không alen với nhau không có sự tương tác giữa 3 hay 4 cặp gen không alen với nhau
B Một gen trong tê sbaof có thể tham gia quy định nhiều tính trạng khác nhau , hiện tượng này được gọi là hiện tượng tương tác gen
C Chính các gen trong tế bào trực tiếp tác đông qua lại với nhau tạo ra hiện tượng tương tác gen
D Cácgen trong tế bào không trực tiếp tác đông qua lại với nhau chỉ có các sản phẩm của các gen có thể tương tác với nhau để hình thành nên tính trạng .
- Câu 15 : Khi một thứ hoa đỏ tự thụ phấn thế hệ con thu được 135 cây hoa đỏ : 105 cây hoa trắng. Màu hoa phân li theo quy luật nào ?
A Tương tác cộng gộp
B Tương tác bổ sung
C Quy luật phân li của Menden
D Tương tác át chế
- Câu 16 : Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là :
A Tác động cộng gộp.
B Tác động đa hiệu.
C Tác động át chế giữa các gen không alen.
D Tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội.
- Câu 17 : ở đậu Hà lan Menden nhận thấy tính trạng hoa tím luôn luôn đi đôi với hạt mầu nâu, nách lá có một chấm đen ,tính trạng hoa trắng đi đôi với hạt màu nhạt,nách lá không có chấm.Hiện tượng này được giải thích.
A Kết quả của hiện tượng đột biến gen
B Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới sự tác động của môi trường
C Các tính trạng trên chịu sự chi phối của nhiều cặp gen không alen
D Mỗi nhóm tính trạng trên do một gen chi phối
- Câu 18 : Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A Phân li độc lập
B Liên kết gen hoàn toàn
C Tương tác bổ sung
D Tương tác cộng gộp.
- Câu 19 : Cho các kiểu tương tác gen sau đây:
A 2, 3, 5
B 1, 2, 3
C 2, 3, 4
D 1, 2, 3, 4, 5
- Câu 20 : Ở loài đậu thơm, sự có mặt đồng thời của 2 alen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, khi chỉ có 1 trong 2 loại alen trội hoặc không có alen trội nào sẽ cho kiều hình hoa màu trắng cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu hoa là kết quả của hiện tượng
A trội không hoàn toàn.
B tác động đa hiệu của gen.
C tương tác bổ sung.
D tương tác cộng gộp.
- Câu 21 : Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là
A sự mềm dẻo của kiểu hình.
B di truyền liên kết.
C tương tác gen.
D tác động đa hiệu của gen.
- Câu 22 : Mỗi alen trội không alen với nhau đều đóng góp làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút là thuộc kiểu tác động:
A Cộng gộp
B Át chế
C Bổ sung
D Trội lặn không hoàn toàn
- Câu 23 : Nhận định đúng về gen đa hiệu là:
A Một gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
B Một gen mang thông tin quy định tổng hợp nhiều loại Protein.
C Một tính trạng do nhiều gen tương tác nhau cùng quy định.
D Gen có nhiều alen, mỗi alen có một chức năng khác nhau.
- Câu 24 : Sơ đồ sau đây mô tả con đường chuyển hóa từ chất A thành chất C trong tế bào của một loài sinh vật. Cho biết không xảy đột biến và các alen lặn (a,b) không tạo ra enzim xúc tác cho quá trình chuyển hóa. Theo lí thuyết, kiểu gen nào sau đây tổng hợp được chất C?
A Aabb
B aabb.
C AaBb.
D aaBb
- Câu 25 : Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền
A Phân li độc lập
B tương tác liên kết gen
C tương tác bổ sung
D trội không hoàn toàn
- Câu 26 : Tính trạng trọng lượng hạt do 4 gen (mỗi gen gồm 2 alen) tác dụng cộng gộp tạo nên. Mỗi alen trội qui định 2 gram, mỗi alen lặn qui định 1 gram. Kiểu gen cho khối lượng hạt 16 gram là
A aabbccDd.
B AABBCCDD.
C AABBCCdd.
D AABbCcdd.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen