Trắc nghiệm bài Tiếng gà trưa
- Câu 1 : Bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào?
A. thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
B. thời kì cuối kháng chiến chống Pháp
C. thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ
D.thời kì cuối kháng chiến chống Mĩ
- Câu 2 : Bài thơ Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ gì?
A. Tự do
B. Đường luật
C. Năm chữ
D. Bốn chữ
- Câu 3 : Mạch cảm xúc trong bài diễ biến theo trình tự nào?
A. quá khứ - hiện tại
B. hiện tại – quá khứ - hiện tại
C. quá khứ - hiện tại - tương lai
D. hiện tại - quá khứ - tương lai
- Câu 4 : Điệp khúc "tiếng gà trưa"được lặp đi lặp lại 4 lần Có tác dụng như thế nào ?
A. Tạo nhịp điệu cho bài thơ dồn dập, lôi cuốn
B. Tạo sợi dây liên kết giữa các kỉ niệm
C. Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh cho bài thơ
D. Tất cả đều đúng
- Câu 5 : Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì?
A. Tiếng gà trưa
B. Qủa trứng hồng
C. Người bà
D. Người chiến sĩ
- Câu 6 : Tình cảm, cảm xúc được nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ là tình cảm gì?
A. Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ
B. Tình bà cháu
C. Tình yêu quê hương, đất nước
D. Cả 3 ý trên
- Câu 7 : Từ "chắt chiu" trong câu "Dành từng quả chắt chiu" có nghĩa gì?
A. Tiết kiệm, dè sẻn
B. Giữ gìn, nâng niu
C. Quan tâm, chăm sóc
D. Âu yếm, vỗ về
- Câu 8 : Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ "thân thuộc" trong câu "vì xóm làng thân thuộc"
A. Thân thiết
B. Thân tình
D. Thân thiện
- Câu 9 : Trong bài thơ, tác giả dùng mấy từ láy?
A. 2 từ
B. 3 từ
C. 4 từ
D. 5 từ
- Câu 10 : Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trên là?
A. Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực
B. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
C. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao
D. Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng
- Câu 11 : Nội dung của bài thơ là gì?
A. Tiếng gà trưa gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.
B. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước
C. Tình bà cháu sâu nặng, gắn bó.
D. Cả 3 đáp án trên
- Câu 12 : Hình ảnh, kỉ niệm của tuổi thơ nào đã được gợi lại từ tiếng gà trưa?
A. Hình ảnh đàn gà, tiếng bà mắng cháu, hình ảnh người bà
B. Tiếng bà mắng cháu, hình ảnh mâm cơm tuổi thơ
C. Hình ảnh người bà, hình ảnh bếp lửa, hình ảnh cánh đồng lúa chín
D. Hình ảnh quả trứng, hình ảnh đàn gà, hình ảnh người bà
- Câu 13 : Nhân định nào đúng nét đặc sắc của nội dung, nghệ thuật của bài?
A. Gợi kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ đẹp đẽ, tình bà cháu nồng ấm.
B. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
C. Thể thơ 5 chữ, gieo vần linh hoạt
D. Tất cả đều đúng
- Câu 14 : Tình cảm nào được tiếng gà trưa thức dậy qua đoạn thơ chúng ta vừa tìm hiểu?
A. Tình yêu làng xóm quê hương.
B. Tình bà cháu.
C. Tình yêu những chú gà mái mơ.
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 Phòng GD&ĐT Huyện Nghĩa Hưng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường THCS Mỹ Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS & THPT Võ Nguyên Giáp
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Thăng Bình
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phúc Chu
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2020 - Trường THCS Hà Huy Tập
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
- - Đề kiểm tra giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Nghi Sơn