- Các dạng toán thường gặp trong di truyền học quầ...
- Câu 1 : Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. cho các cây thân cao hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp hoa trắng (P) thu được F1 gồm 87,5% cây thân cao hoa trắng, 12,5% cây thân thấp hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết nếu cho các cây thân cao hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được đời con có số cây thân cao hoa trắng chiếm tỷ lệ
A 91,1625%
B 87,5625%
C 98,4375%
D 23,4375%
- Câu 2 : Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó, có cả 2 gen A và B thì qui định màu đỏ, thiếu một trong hai gen A hoặc B thì quy định màu vàng, kiểu gen aabb qui định màu trắng. Ở một quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó alen A có tần số 0,3 ; B có tần số 0,4. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ :
A 56,25%
B 32,64%
C 1,44%
D 12%
- Câu 3 : Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: \(0,3\frac{{Ab}}{{ab}}:0,3\frac{{Ab}}{{aB}}:0,4\frac{{aB}}{{ab}}\). Biết rằng các thế hệ có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lý thuyết, sau 1 thế hệ, tỉ lệ cây hoa trắng, thân cao là:
A 12,5%
B 25%
C 37,5%.
D 50%
- Câu 4 : Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 7 alen thuộc nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A 294.
B 35
C 210
D 392
- Câu 5 : Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự cân bằng di truyền của một locus có (n+1) alen, alen thứ nhất có tần số là 50%, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?I.Quần thể có thể hình thành trạng thái cân bằng di truyền, khi gặp điều kiện phù hợp.II.Ở trạng thái cân bằng di truyền, tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp là \(0,75 - \frac{1}{{4n}}\)III.Số loại kiểu gen tối đa của locus này trong quần thể \(C_2^{n + 1}\)IV.Nếu đột biến làm xuất hiện alen mới trong quần thể, quần thể sẽ không thể thiết lập trạng thái cân bằng di truyền mới.
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 6 : Cho quần thể thực vật có cấu trúc di truyền là 0,2 \(\frac{{Ab}}{{ab}}\) + 0,4 \(\frac{{AB}}{{ab}}\)+ 0,4\(\frac{{ab}}{{ab}}\)=1. Quần thể tự thụ phấn bắt buộc 1 thế hệ và trong giảm phân không có trao đổi chéo. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\)là
A 0,7.
B 0,6.
C 0,55
D 0,65
- Câu 7 : Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB :0,4 AaBB : 0,2 Aabb: 0,3 aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F3 là
A 13,125%
B 17,5%
C 30,625%
D 12,5%
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen