Đề thi thử THPT QG môn Địa lí Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc -...
- Câu 1 : Tác động mạnh của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là
A làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
B gây sức ép đến môi trường đô thị.
C tăng thu nhập cho người dân.
D tạo việc làm cho người lao động
- Câu 2 : Bốn trụ cột của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
A công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
B công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ điện tử.
C công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng.
D công nghệ hóa học, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tinh nào sau đây ở vùng Đông Nam Bộ có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 thấp nhất.
A Đồng Nai.
B Tây Ninh.
C Bình Phước
D Bình Dương.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào?
A Gia Lai
B Quảng Nam.
C Nghệ An.
D Điện Biên.
- Câu 5 : Dân cư Hoa Kì không có đặc điểm nào sau đây?
A Tỉ lệ trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ người già nhiều.
B Dân bản địa chiếm phần lớn dân số, phân bố chủ yếu ở phía Tây.
C Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, tỉ lệ gia tăng cơ học cao.
D Tỉ lệ dưới độ tuổi lao động thấp, tỉ lệ trong độ tuổi lao động cao.
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh nào sau đây:
A Đồng Nai.
B Đắc Nông.
C Tây Ninh.
D Bình Phước
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm chiếm phần lớn diện tích của những vùng nào sau đây?
A Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ
C Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ
D Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 8 : Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư – xã hội của phần lớn các nước Đông Nam Á hiện nay?
A Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn.
B Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
C Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
D Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa
- Câu 9 : Vùng sản xuất nông sản cây ăn quả và củ cải đường chủ yếu của Nhật Bản là
A đảo Xi-cô-cư.
B đảo Kiu-Xiu
C đảo Hô-cai-đô.
D đảo Hôn-su
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A Xuân Thủy.
B Cát Bà
C Ba Vì
D Ba Bể
- Câu 11 : Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước
B Nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển.
C Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước
D Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước
- Câu 12 : Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là
A Hà Tĩnh.
B Thừa Thiên – Huế.
C Nghệ An.
D Thanh Hóa
- Câu 13 : Phần lãnh thổ phía Bắc của Liên Bang Nga có khí hậu chính là
A khí hậu ôn đới.
B khí hậu cực
C khí hậu cận nhiệt.
D khí hậu cận cực
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5,cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất
A Hà Tĩnh.
B Đăk Nông.
C Hà Giang.
D Thái Bình.
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào dưới đây có số dân lớn nhất nước ta?
A Hà Nội.
B Hải Phòng.
C Đà Nẵng.
D TP. Hồ Chí Minh
- Câu 16 : Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do:
A mặt đất thấp, xung quanh có nhiều đê.
B mật độ dân cư và xây dựng cao.
C mưa lớn kết hợp với triều cường.
D khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Câu 17 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOAN 1985 – 2004
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản giai đoạn 1985 – 2004?
A Năng suất lúa gạo của Nhật Bản năm 2004 đạt 61,9 tạ/ha
B Diện tích lúa gạo giảm nhannh hơn sản lượng lúa gạo
C Diện tích lúa gạo giảm chậm hơn sản lượng lúa gạo
D Diện tích lúa gạo giảm, sản lượng lúa gạo tăng.
- Câu 18 : Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiêp nhiệt đới ở nước ta là
A mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước.
B Tăng cường chăn nuôi gia súc lớn
C đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản.
D đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
- Câu 19 : Hoạt động nội thương của nước ta phát triển nhộn nhịp từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay chủ yếu là do
A tác động của thị trường nước ngoài.
B cơ chế quản lí thay đổi.
C nhu cầu tiêu dùng của người dân cao.
D sự đa dạng của các mặt hàng.
- Câu 20 : Với diện tích 9,6 triệu km2, dân số 1,3 tỉ người năm 2005 thì mật độ dân số trung bình của Trung Quốc năm 2005 là bao nhiêu (người/km2)?
A 783.
B 135.
C 153.
D 738
- Câu 21 : Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do
A áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
B đẩy mạnh thâm canh.
C mở rộng diện tích canh tác
D đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
- Câu 22 : Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là
A nguồn lợi sinh vật biển phong phú
B thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.
C hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
D có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.
- Câu 23 : Sự đa dạng về dân tộc của hầu hết các nước Đông Nam Á không có tác động nào sau đây về mặt văn hóa, xã hội?
A Sự năng động trong lối sống của dân cư.
B Sự phức tạp trong đời sống chính trị, tôn giáo.
C Sự thuần nhất trong ngôn ngữ, phong tục tập quán.
D Sự đa dạng, độc đáo trong sinh hoạt.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của bão ở nước ta?
A Thời gian hoạt động của bão từ tháng 6 đến tháng 12.
B Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
C Tháng có tần suất bão lớn nhất là tháng 10.
D Bão đổ bộ nhiều nhất vào vùng Bắc Trung Bộ.
- Câu 25 : Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 – 2010Đơn vị: tỉ USDCăn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 1985 – 2010?
A Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương (xuất siêu).
B Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
C Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng liên tục
D Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm (nhập siêu).
- Câu 26 : Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
B cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng chưa hợp lí.
C tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
D đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Câu 27 : Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh nổi bật để phát triển
A công nghiệp khai thác quặng sắt.
B khai thác và chế biến lâm sản.
C công nghiệp thủy điện.
D các nông sản cận nhiệt, ôn đới.
- Câu 28 : Toàn cầu hóa kinh tế được hình thành chủ yếu do
A thương mại quốc tế phát triển mạnh.
B tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
C sự mở rộng phân công lao động quốc tế.
D đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Câu 29 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015(Đơn vị: nghìn ha).
Để thể hiện diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Kết hợp.
B Đường.
C Cột.
D Miền
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)