Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Phan...
- Câu 1 : Trong tế bào các lọai axit nuclêic nào sao đây có kích thước lớn nhất.
A ADN.
B mARN.
C tARN.
D rARN.
- Câu 2 : Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp về cả hai cặp gen đang xét.
A AABb.
B AaBB.
C Aabb.
D AAbb.
- Câu 3 : Trong các nhóm sinh vật sau đây của một mắc xích thức ăn, nhóm nào cho sinh khối lớn nhất?
A Sinh vật sản xuất.
B Vật dữ đầu bảng.
C Động vật ăn cỏ.
D Động vật ăn thịt sơ cấp
- Câu 4 : Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1?
A AaBb x aabb.
B AaBb x AaBb.
C AaBB X aabb.
D Aabb x Aabb.
- Câu 5 : Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xa), gen trội tương ứng (XA) quy định máu đông bình thường. Bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây đúng.
A Con trai nhận gen XA từ mẹ.
B Mẹ nhận gen bệnh từ bố chồng.
C Con trai nhận gen Xa từ bố.
D Mẹ bình thường có kiểu gen dị hợp XAXa .
- Câu 6 : Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật theo một hướng xác định.
A Chọn lọc tự nhiên.
B Giao phối không ngẫu nhiên.
C Di – nhập gen.
D Đột biến.
- Câu 7 : Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần các kiểu gen trong quần thể là
A Đột biến.
B Di- nhập gen.
C Chọn lọc tự nhiên.
D Giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 8 : Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là
A Lipit.
B ADN.
C Prôtêin.
D ARN
- Câu 9 : Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là: A = 70, G=100, X= 90, G= 80. Gen này nhân đôi 1 lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là:
A 100.
B 190.
C 90.
D 180.
- Câu 10 : Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể ba (2n +1):
A Hội chứng Tơcnơ.
B Hội chứng Lao.
C Hội chứng AIDS.
D Hội chứng Claiphentơ.
- Câu 11 : Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật?
A Đặc trưng về thành phần loài.
B Đặc trưng về mật độ cá thể của quần thể.
C Đặc trưng về nhóm tuổi.
D Đặc trưng về tỉ lệ giới tính.
- Câu 12 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1.
A AB//Ab x AB//Ab.
B Ab//ab x aB//ab.
C Ab//ab x Ab//ab.
D AB//ab x AB//ab
- Câu 13 : Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ cùng loài:
A Hiện tượng liền rễ ở cây thông.
B Vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu.
C Cá ép sống bám trên cá lớn.
D Bò ăn cỏ.
- Câu 14 : Trong trường hợp không xẩy ra đột biến, nhưng có sự trao đổi chéo giữa các gen cùng nằm trên một NST, phép lai nào sau đây cho đời con có ít loại kiểu gen nhất:
A
B
C
D
- Câu 15 : Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A XMXm x XmY.
B XMXM x X MY.
C XMXm x X MY.
D XMXM x XmY.
- Câu 16 : Ở một loài thực vật, màu hoa được quy định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập; Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 đỏ : 1trắng?
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 17 : Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều cao cây. cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở F2 là bao nhiêu?
A 1/64
B 1/32
C 1/16
D ¼
- Câu 18 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. (2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. (3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’. (4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
A (1), (4).
B (1), (3).
C (2), (4).
D (2), (3).
- Câu 19 : Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thứcăn như sau:Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 KcalSinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 KcalHiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A 9% và 10%.
B 12% và 10% .
C 10% và 12%
D 12% và 9%.
- Câu 20 : Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây: (1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn . (2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao. (3) Trồng các loài cây đúng thời vụ. (4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.
A (1), (3), (4) .
B (1), (2), (4).
C (2), (3), (4).
D (1), (2), (4).
- Câu 21 : Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: (1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3) Tăng cường trồng rừng. (4) Tránh bỏ đất hoang, chống xói mòn và đắp đê ngăn mặn. (5) Tăng cường khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy và sống du canh du cư. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A 5
B 2
C 4
D 3
- Câu 22 : Cho biết các côdon mã hóa các axitamin tương ứng trong bảng sau:
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axitamin Pro – Gly – Lys – Val. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit Guanin (G) trên mạch gốc bằng nuclêôtit loại ađênin (A). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là
A 3’XXXGAGTTTAAA5’.
B 3’GGGXXXTTTXGG 5’.
C 5’GAGXXXGGGAAA3’.
D 5’GAGTTTXXXAAA 3’.
- Câu 23 : Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2).
B Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
C Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôni (NH4+), nitrat (NO3-).
D Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni (NH4+).
- Câu 24 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:
A 1%
B 66%
C 59%
D 51%
- Câu 25 : Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và B thì cho lông đen, khi chỉ có len A hoặc B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P: AaBb x aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở F1 , số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A 25%.
B 50%.
C 37,5%.
D 52,5%.
- Câu 26 : Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A 18,75%.
B 25%.
C 37,5%.
D 12,5%.
- Câu 27 : Ở người, bệnh A do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh A lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh A. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh A của cặp vợ chồng này là:
A 1/9.
B 1/3.
C 8/9.
D 3/4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen