Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9...
- Câu 1 : Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập
A học ngầm
B điều kiện hoá đáp ứng.
C học khôn
D điều kiện hoá hành động
- Câu 2 : Trong xináp hóa học, chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là
A Axêtincôlin và đôpamin
B Axêtincôlin và Sêrôtônin.
C Sêrôtônin và norađrênalin
D Axêtincôlin và norađrênalin.
- Câu 3 : Ở trên sợi thần kinh, xung thần kinh được lan truyền
A theo một chiều xác định.
B trên sợi trục có miêlin nhanh hơn trên sợi trục không có bao miêlin.
C liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
D theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
- Câu 4 : Đặt hạt đậu mới nẩy mầm nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là
A thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm.
B thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.
C thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.
D thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.
- Câu 5 : Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng biểu hiện tính cảm ứng của thực vật?(1) Hoa hướng dương luôn quay về hướng mặt trời.(2) Ngọn cây bao giờ cũng mọc vươn cao, ngược chiều với trọng lực.(3) Sự cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm.(4) Lá cây bị rung chuyển khi bị gió thổi.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
B Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường
D Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
- Câu 7 : Ở động vật có hệ thần kinh dạng ống, phản xạ phức tạp thường là
A phản xạ không điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tủy sống.
B phản xạ không điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.
C phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tủy sống.
D phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.
- Câu 8 : Khi cho gà chân thấp lai với nhau thu được 151 con chân thấp và 76 con chân cao. Biết chiều cao chân do 1 gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường. Giải thích nào sau đây là phù hợp với kết quả của phép lai trên?
A Do tương tác át chế trội giữa các gen không alen.
B Do tác động đa hiệu của gen.
C Do tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
D Do tác động gây chết của gen lặn.
- Câu 9 : Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài?
A Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc
B dung hợp tế bào trần khác loài.
C Nuôi cấy hạt phấn
D Nuôi cấy mô, tế bào
- Câu 10 : Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể
B Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
- Câu 11 : Cho các giai đoạn sau:(1) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.(2) xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.(3) tạo dòng thuần chủng.Qui trình để tạo một chủng vi khuẩn mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước theo trình tự là:
A (2)→(1)→(3).
B (2)→(1).
C (2)→(3)
D (3)→(2)→(1).
- Câu 12 : Cho các phát biểu sau:(1) Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể dẫn đến sự nhân đôi của ADN.(2) Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng luôn dẫn đến hiện tượng hoán vị gen.(3) Người nam có kiểu gen XmY (alen m quy định bệnh mù màu xanh lục – đỏ) sẽ bị mù màu nhẹ hơn so với người nam Claiphentơ có kiểu gen XmXmY.(4) Hoán vị gen là một trường hợp đặc biệt của đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.Có bao nhiêu phát biểu sai?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 13 : Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:(1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông. (7) Hội chứng mèo kêu. (8) Hội chứng Claiphentơ. (9) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.Trong các bệnh, tật và hội chứng di truyền trên có bao nhiêu loại bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ, đồng thời trong tế bào của cơ thể có chứa 47 nhiễm sắc thể?
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 14 : Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A 1
B 3
C 4
D 2
- Câu 15 : Sơ đồ bên dưới minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này:(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.(2) Loài E tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.(3) Loài D tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài C. (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài E sẽ mất đi.(5) Không có loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 6.(6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.Số kết luận đúng là
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 16 : Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?(1) Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra theo chu trình.(2) Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.(3) Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái diễn ra không theo chu trình.(4) Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.(5) Năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.(6) Nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.(7) Hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 17 : Trong các hoạt động sau:(1) Đắp đập ngăn sông làm thủy điện.(2) Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.(3) Khai thác những cây gỗ già trong rừng.(4) Khai phá đất hoang.(5) Tăng cường sử dụng chất tẩy rửa làm sạch mầm bệnh trong đất và nước.Những hoạt động nào được xem là điều khiển diễn thế sinh thái theo hướng có lợi cho con người và thiên nhiên?
A (1), (3), (4).
B (1), (2), (3), (5).
C (2), (3), (4).
D (2), (4), (5).
- Câu 18 : Ở một loài thú, gen quy định màu lông có 2 alen (alen A quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng), trong quần thể có tối đa 5 loại kiểu gen về gen này. Cho con đực lông đỏ lai với con cái lông đỏ. Biết không có đột biến xảy ra và bố mẹ đem lai đều có bộ nhiễm sắc thể 2n. Cho các phát biểu sau:(1) Chắc chắn tất cả con đều lông đỏ. (2) Có thể xuất hiện con cái lông trắng.(3) Có thể xuất hiện con đực lông trắng. (4) Con đựcvà con cái đều có thể xuất hiện lông trắng.Số phát biểu không đúng là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 19 : Xét một cơ thể đực có kiểu gen \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\frac{{{\rm{DE}}}}{{{\rm{de}}}}\), trong quá trình giảm phân bình thường hình thành giao tử, có 10% số tế bào chỉ xảy ra hoán vị giữa A và a, 20% số tế bào chỉ xảy ra hoán vị giữa E và e, các tế bào còn lại không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử, loại tinh trùng mang kiểu gen ab de chiếm tỉ lệ là:
A 16,25%.
B 21,25%
C 12,5%
D 8,125%
- Câu 20 : Tình trạng màu hoa cho 2 gen nằm trên 2 nhiễm sắc thể thường khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, mỗi gen gồm 2 alen trội hoàn toàn. Các gen trội đều tham gia tạo sản phẩm có hoạt tính hình thành màu hoa. Các gen lặn đều tạo sản phẩm không có hoạt tính. Khi cho những cây thuộc 2 dòng thuần giao phối hoa tím với hoa trắng thu được F1. Cho F1 ngẫu phối F2 thu được 3 loại hoa tím, hoa trắng và hoa vàng. Cho các cây hoa tím F2 lai với các cây hoa vàng F2. Tỉ lệ kiểu hình hoa tím ở F3 là:
A 16/27
B 3/16
C 12/27
D 49/81
- Câu 21 : Ở một loài thực vật, xét hai gen (mỗi gen có 2 alen) phân li độc lập. Cho giao phấn giữa hai cây (P) thuần chủng khác nhau về các tính trạng tương phản thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2. Cho biết không phát sinh đột biến mới, mỗi gen quy định một tính trạng và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho các phát biểu sau:(1) Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa 4 loại kiểu hình.(2) Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.(3) Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng là 6,25%.(4) Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ kiểu gen dị hợp là 75%Số phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 22 : Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc thân và tính trạng màu mắt đều do một cặp gen quy định. Cho con đực (XY) thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân đen, mắt trắng; 5% con đực thân xám, mắt trắng; 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể cái ở F2, xác suất để thu được 3 cá thể dị hợp về cả 2 cặp gen là bao nhiêu?
A 5,6%
B 8,1%
C 5,4%.
D 6,4%.
- Câu 23 : Ở một loài thực vật xét 1 gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết thế hệ xuất phát P quần thể đang cân bằng di truyền. Người ta cho các cây hoa đỏ tự thụ phấn thu được đời con có 1000 cây trong đó có 50 cây hoa trắng. Nếu không có đột biến phát sinh và mọi diễn biến đều bình thường thì cấu trúc di truyền ở P là?
A 64/81AA : 16/81Aa : 1/81aa.
B 81/100AA : 18/100Aa : 1/100aa.
C 49/81AA : 28/81Aa : 4/81aa
D 49/144AA : 70/144Aa : 25/144aa.
- Câu 24 : Trong quá trình giảm phân ở người mẹ, ở lần phân bào I, nhiễm sắc thể vẫn phân ly bình thường nhưng trong lần phân bào II, 50% số tế bào có hiện tượng không phân ly ở nhiễm sắc thể giới tính. Quá trình giảm phân ở người bố bình thường, không có đột biến xảy ra. Người vợ đang mang thai và sắp sinh thì khả năng đứa con họ sinh ra bị bất thường về số lượng nhiễm sắc thể là
A 5/8
B 1/2
C 3/8
D 3/7
- Câu 25 : Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 x105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 x105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 × 104 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 × 102 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là
A giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1
B giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và bậc dinh dưỡng cấp 2
C giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và bậc dinh dưỡng cấp 4.
D giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và bậc dinh dưỡng cấp 3.
- Câu 26 : NST được cấu tạo từ 2 thành phần chính là
A ADN và ARN.
B ADN và protein histon
C ARN và protein histon
D Axit nucleic và protein
- Câu 27 : Một tế bào có kiểu gen AABb tiến hành giảm phân nếu ở kỳ sau của giảm phân 2 các NST kép đều không phân li thì
A mỗi giao tử có bộ NST (n+1)
B Tạo ra các giao tử AABB, AAbb.
C tạo ra giao tử có bộ NST n đơn là AB, Ab
D Tạo giao tử n + 1 và n - 1.
- Câu 28 : Quá trình nào không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm phát sinh đột biến gen
A Phiên mã tổng hợp ARN
B Nhân đôi ADN
C Dịch mã tổng hợp protein
D Cả 3 quá trình trên
- Câu 29 : Cho 1 nhóm tế bào có bộ NST lưỡng bội là 2n thực hiện quá trình nguyên phân. Ở 1 vài tế bào trong quá trình NP có 1 NST không phân li. Những tế bào mang bộ NST dị bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?
A 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2.
B 2n + 1, 2n – 1.
C 2n + 1, 2n – 1, 2n - 2.
D 2n + 1, 2n – 1, 2n.
- Câu 30 : Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt:(1) Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.(2) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ(3) Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.(4) Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.(5) Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.(6) Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.(7) Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.(8) Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.(9) Tất cả các sinh vật kí sinh không có khả năng tự dưỡng.Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 31 : Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái(1) Thực vật nổi (2) Động vật nổi (3) Giun (4) Cỏ (5) Cá ăn trắm cỏ(6) Lục bình (Bèo Nhật bản) Số nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 32 : Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?
A Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.
B Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.
C Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.
D Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.
- Câu 33 : Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau: Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
A Vùng A: Khai thác hợp lý; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.
B Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.
C Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý.
D Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức.
- Câu 34 : Ở ruồi giấm, giả sử cặp gen thứ nhất gồm 2 alen A, a nằm trên nhiễm sắc thể số 1, cặp gen thứ hai gồm 2 alen B, b và và cặp gen thứ ba gồm 2 alen D, d cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 2 và cách nhau 40cM, cặp gen thứ tư gồm 2 alen E, e nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nếu mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho các phát biểu sau về kết quả của phép lai giữa cặp bố mẹ (P): .(1) Có tối đa là 32 kiểu gen và 24 kiểu hình.(2) Kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng chỉ xuất hiện ở giới đực.(3) Đời con không có kiểu hình giống bố và mẹ.(4) Kiểu hình gồm 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 37,5%.Các phát biểu đúng là:
A 1, 2.
B 3, 4.
C 1, 2, 4.
D 2, 3, 4.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen