Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Chuyên Tuy...
- Câu 1 : Ở đậu Hà lan, alen qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen qui định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết dự đoán nào sau đây sai?
A Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình
B Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
C Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
D Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
- Câu 2 : Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDd × ♀AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến ?
A 16
B 8
C 12
D 24
- Câu 3 : Một loài thực vật, cho 2 cây ( P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST, giao phấn với nhau, thu được F1. Cho biết các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có tối thiểu bao nhiêu loại kiểu gen?
A 4
B 3
C 5
D 7
- Câu 4 : Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?
A AA × AA
B AA × aa
C Aa × aa
D Aa × Aa
- Câu 5 : Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?(1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.(5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.(6) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót của các alen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.
A 4
B 3
C 2
D 5
- Câu 6 : Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:Phép lai 1: (P) XAXA × XaY.Phép lai 2: (P) Xa Xa× XAY.Phép lai 3: (P) Dd × Dd.Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết,trong 3 phép lai (P) có:(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 7 : Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 8 : Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.
B Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
C Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
D Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- Câu 9 : Cho sơ đồ phả hệBiết rằng bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. Hai gen này nằm cách nhau 12cM.Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng về phả hệ này:(1) Có 7 người xác định được kiểu gen về 2 tính trạng nói trên.(2) Người con gái thứ 2 ở thế hệ thứ III lấy chồng bị cả 2 bệnh, xác suất sinh con bị bệnh máu khó đông là 50%.(3) Người con trai số 5 ở thế hệ thứ III được sinh ra do giao tử × mang gen hoán vị của mẹ kết hợp với giao tử Y của bố.(4) ở thế hệ thứ III, ít nhất 2 người là kết quả của sự thụ tinh giữa giao tử hoán vị của mẹ với giao tử không hoán vị của bố.
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 10 : Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở
A các phản ứng xảy ra trong pha tối.
B các phản ứng xảy ra trong pha sáng.
C sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG.
D chất nhận CO2 đầu tiên là ribulôzơ 1,5 diphotphat.
- Câu 11 : Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.Số đáp án đúng là
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 12 : Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen qui định. Alen A1 qui định lông xám trội hoàn toàn so với alen A2 và A3. Alen A2 qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen A3 qui định lông trắng. Một quần thể đã qua ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa có 36% cá thể lông xám, 55% cá thể lông đen, các cá thể còn lại có lông trắng.Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu nội dung đúng? (1) Tần số alen A1 = 0,6.(2) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là 62%.(3) Trong số cá thể mang kiểu hình lông xám của quần thể số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9.(4) Cho tất cả con lông đen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với các con lông trắng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 trắng: 11 đen.
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 13 : Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau?1. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.2. Giảm phân để sinh hạt phấn.3. Giảm phân để tạo noãn.4. Nguyên phân ở tế bào lá.Phương án đúng:
A 2,3.
B 1, 2, 3.
C 1,2.
D 1, 2, 3, 4.
- Câu 14 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A 2,5%
B 7,5%
C 3,75%.
D 1,25%.
- Câu 15 : Cho các vai trò sau(1) Tổng hợp đoạn mồi.(2) Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn.(3) Nhận biết bộ ba mở đầu trên gen.(4) Tháo xoắn phân tử ADN.(5) Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’-3’ dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3’-5’.Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là:
A (2), (4), (5).
B (2), (3), (4).
C (3), (4), (5).
D (1), (4), (5).
- Câu 16 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.
A 4
B 3
C 1
D 2
- Câu 17 : Cho các phát biểu sau:(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.(2) Cơ quan thoái hóa là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.(3) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.(4) Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.(5) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A 2
B 1
C 4
D 3
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen