Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 11 THPT Chuyên Lý Tự Trọn...
- Câu 1 : Động vật mới sinh (thường gặp ở lớp chim) thường đi theo những vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy được gọi là
A in vết.
B học khôn.
C điều kiện hóa.
D quen nhờn.
- Câu 2 : Hình thức học tập chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng là
A học khôn.
B học ngầm.
C điều kiện hóa.
D in vết.
- Câu 3 : Ở động vật, tập tính học được có đặc điểm
A được hình thành trong quá trình sống của cá thể.
B cơ sở thần kinh là chuỗi phản xạ không điều kiện.
C mang tính bản năng và không di truyền được.
D không thay đổi và chịu ảnh hưởng của điều kiện sống.
- Câu 4 : Ở động vật, có một số loài biết hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn. Đây là tập tính
A sinh sản.
B vị tha.
C di cư.
D kiếm ăn.
- Câu 5 : Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh vì
A hệ thần kinh cấu tạo đơn giản, tuổi thọ thường ngắn.
B số tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao.
C chúng có vòng đời dài và sinh sản nhanh.
D có hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
- Câu 6 : Hoocmôn thực vật có đặc điểm
A với nồng độ thấp nhưng gây ra biến đổi mạnh mẽ trong cây.
B chỉ được vận chuyển theo mạch rây thứ cấp của cây.
C có tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với động vật bậc cao.
D có bản chất là chất vô cơ do cơ thể thực vật tiết ra.
- Câu 7 : Hoocmôn thực vật có tác dụng kích thích nảy mầm của chồi, hạt, củ là
A gibêrelin.
B axit abxixic.
C êtilen.
D xitôkinin.
- Câu 8 : Ở thực vật đa niên, khi bấm ngọn thân chính, các chồi bên sinh trưởng mạnh, tán cây phát triển theo bề rộng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi ngọn thân chính bị ngắt
A auxin ở phần ngọn không còn nữa, mất khả năng kìm hãm nên các chồi bên tăng trưởng mạnh dưới tác dụng của xitôkinin.
B auxin ở phần ngọn không còn nữa, mất khả năng kìm hãm nên các chồi bên tăng trưởng mạnh dưới tác dụng của axit abxixic.
C xitôkinin ở phần ngọn bị giảm mạnh, mất khả năng kìm hãm nên các chồi bên tăng trưởng mạnh dưới tác dụng của auxin.
D mô phân sinh ngọn không còn nữa, mô phân sinh bên tăng cường hoạt động nên các chồi bên tăng trưởng mạnh.
- Câu 9 : Tương quan giữa hai loại hoocmôn nào sau đây thúc đẩy quả chín?
A Auxin thấp, êtilen cao.
B Auxin cao, êtilen thấp.
C Auxin cao, xitôkinin thấp.
D Axit abxixic cao, gibêrelin thấp.
- Câu 10 : Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu trúc và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc sau khi nở ra từ trứng gọi là
A cảm ứng.
B sinh trưởng
C phát triển.
D biến thái.
- Câu 11 : Ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn, có đặc điểm là
A ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành.
B con non có hình thái, cấu tạo và sinh lí giống con trưởng thành.
C ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành.
D con non có hình thái tương tự nhưng sinh lí khác con trưởng thành.
- Câu 12 : Ở động vật có vú, hoocmôn ơstrôgen được sản sinh ở
A tuyến giáp.
B tuyến yên.
C tuyến tụy.
D buồng trứng.
- Câu 13 : Iôt là thành phần cấu tạo quan trọng của loại hoocmôn
A tirôxin.
B testostêron.
C ơstrôgen.
D GH.
- Câu 14 : Vào buổi sáng sớm, các bà mẹ thường tắm nắng cho trẻ. Cơ sở khoa học của tắm nắng sớm là
A tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời giúp chuyển hóa tiền vitamin D ở da thành vitamin D, vitamin D giúp chuyển hóa canxi thành xương.
B tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời giúp chuyển hóa tiền vitamin D ở da thành vitamin D, kích thích sự phát triển tế bào thần kinh cho trẻ.
C tia hồng ngoại trong ánh sáng mặt trời giúp tăng cường tổng hợp sắc tố mêlanin ở da, kích thích sinh trưởng và phát triển của trẻ.
D tia hồng ngoại trong ánh sáng mặt trời giúp chuyển hóa vitamin D thành canxi cung cấp cho xương trẻ thêm cứng chắc.
- Câu 15 : Vào những ngày mùa đông giá rét, cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường vì
A nhiệt độ môi trường thấp, gia súc non mất nhiều nhiệt nên cơ thể cần tăng cường phân giải các chất hữu cơ để sinh nhiệt, chống lạnh.
B nhiệt độ môi trường thấp, gia súc non hấp thu nhiều nhiệt nên cơ thể cần tăng cường phân giải các chất hữu cơ để thải bớt nhiệt dư thừa.
C nhiệt độ môi trường thấp, gia súc non mất nhiều nhiệt nên cơ thể cần tăng cường tổng hợp các chất hữu cơ để chống lạnh.
D thân nhiệt của gia súc non biến đổi theo sự thay đổi của môi trường nên cơ thể cần tăng cường tổng hợp chất béo để chống lạnh.
- Câu 16 : Gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường (mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy). Sự phát triển không bình thường này là do tinh hoàn không còn, nên tinh hoàn không tiết ra hoocmôn
A testostêron kích thích gà con sinh trưởng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản,…).
B ơtrôgen kích thích gà con sinh trưởng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản,…).
C testostêron ức chế gà con sinh trưởng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản,…).
D ơtrôgen ức chế gà con sinh trưởng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản,…).
- Câu 17 : Cho các giải thích sau:(1) Cung cấp nguyên liệu tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể.(2) Bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể động vật khi trời rét.(3) Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.(4) Cung cấp vitamin, nguyên tố khoáng vi lượng ảnh hưởng đến hoạt động của enzim.(5) Ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nên ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng, phát triển của động vật.Các giải thích cho thấy thức ăn là một trong các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là
A (1), (2), (3).
B (1), (3), (4).
C (2), (3), (5).
D (3), (4), (5).
- Câu 18 : Để hạn chế sâu phá hoại cây trồng, có thể áp dụng cách tác động nào sau đây đến các loại hoocmôn gây biến thái giúp sâu biến đổi thành bướm?
A Làm giảm nồng độ ecđixơn, tăng nồng độ juvenin.
B Làm juvenin ngừng tiết, nồng độ ecđixơn không đổi.
C Làm ecđixơn ngừng tiết, nồng độ juvenin không đổi.
D Làm tăng đồng thời nồng độ juvenin và ecđixơn.
- Câu 19 : Đối với người bị bệnh lùn do thiếu hoocmôn GH cần được tiêm GH bổ sung ở giai đoạn
A trước tuổi trưởng thành, vì ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của cơ thể diễn ra mạnh nên GH mới phát huy được tác dụng.
B sau tuổi trưởng thành, vì ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của cơ thể mạnh nên GH không phát huy được tác dụng.
C trước tuổi trưởng thành, vì ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của cơ thể diễn ra mạnh nên GH không phát huy được tác dụng.
D tuổi trưởng thành, vì ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của cơ thể diễn ra mạnh nên GH mới phát huy được tác dụng.
- Câu 20 : Các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thường được bác sĩ điều trị theo phác đồ sau: phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và uống I131 (iốt phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư). Trước khi uống I131 bệnh nhân không được sử dụng hoocmôn tuyến giáp (tổng hợp nhân tạo) trong một tháng. Trong thời gian này,
A khả năng chịu lạnh và trí nhớ của bệnh nhân giảm.
B khả năng chịu lạnh của bệnh nhân tăng và trí nhớ giảm.
C hoocmôn tuyến giáp trong cơ thể bệnh nhân tăng.
D chuyển hóa các chất trong cơ thể bệnh nhân tăng.
- Câu 21 : Khi nòng nọc không được cung cấp đủ iôt từ thức ăn và môi trường nước nòng nọc đang sống, những hậu quả xảy ra đối với chúng là:(1) Tuyến giáp phình to. (2) Nồng độ tirôxin trong máu tăng.(3) Tuyến yên phình to. (4) Nòng nọc không biến thái thành ếch.(5) Nòng nọc sớm biến thái thành ếch.Tổ hợp đúng là:
A (2), (3).
B (1), (2).
C (1), (4).
D (4), (5).
- Câu 22 : Ở một loài thực vật hạt kín, từ 30 tế bào sinh hạt phấn sẽ hình thành ...(1)... hạt phấn và ...(2)... giao tử đực. Biết rằng các tế bào sinh hạt phấn đều phân bào bình thường. Thứ tự (1), (2) lần lượt là
A 120, 240.
B 240, 120.
C 30, 30.
D 120, 120.
- Câu 23 : Trong sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa, từ 4 tế bào mẹ ban đầu, thì số tế bào kèm và trứng lần lượt được hình thành trong các noãn sẽ là...(I)... và ...(II).... Biết rằng các tế bào mẹ đều phân bào bình thường. Thứ tự (I), (II) lần lượt là
A 8, 4.
B 4, 4.
C 4, 8.
D 12, 4.
- Câu 24 : Sau đây là các bước có thể sử dụng trong ghép cành như:(1) Buộc chặt cành ghép vào gốc ghép.(2) Xử lý cành ghép bằng chất kích thích ra rễ ở nồng độ thích hợp.(3) Cắt bỏ hết lá của gốc ghép.(4) Cành ghép và gốc ghép phải giống nhau về một số đặc tính.(5) Cắt bỏ bớt lá của cành ghép.(6) Chọn cành ghép không có khả năng sinh sản hữu tính.Để ghép cành thành công thì cần lưu ý các bước:
A (1), (2), (3).
B (1), (4), (5).
C (2), (3), (4).
D (4), (5), (6).
- Câu 25 : Bạn Linh mua một số quả cà chua còn xanh. Để bảo quản cà chua được lâu, bạn Linh có thể áp dụng bao nhiêu biện pháp sau đây?(1) Cho cà chua vào túi pôliêtilen rồi rút chân không và đặt ở ngăn mát của tủ lạnh.(2) Cho cà chua vào hộp kín có bổ sung thêm CaC2.(3) Lấy những quả chín đặt cùng những quả sống trong cùng hộp kín.(4) Cho cà chua vào túi pôliêtilen có bổ sung khí O2 và đặt ở ngăn mát của tủ lạnh.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 26 : Sinh sản vô tính là gì? Sinh sản vô tính có những ưu điểm gì?
- Câu 27 : Phân biệt hình thức sinh sản theo kiểu nảy chồi và trinh sản ở động vật dựa theo các tiêu chí ở bảng sau. (Học sinh kẻ bảng vào giấy làm bài).
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước