Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Má...
- Câu 1 : “Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay”. Câu trên đề cập đến sự kiện nào?
A Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831).
B Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lơ-din ở Đức (1844).
C “Phong trào Hiến chương” ở Anh (1836 – 1847).
D Khởi nghĩa của nông dân Pa-ri ở Pháp (23-6-1848).
- Câu 2 : Quốc tế thứ nhất là tổ chức của giai cấp
A vô sản thế giới.
B tư sản.
C quý tộc.
D tăng lữ.
- Câu 3 : Cương lĩnh của “Đồng minh những người cộng sản” do Mác và Ăng-ghen soạn thảo có tên là
A Cương lĩnh những người cộng sản.
B Cương lĩnh đồng minh cộng sản.
C Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D Tuyên ngôn những người cộng sản.
- Câu 4 : Trước phong trào đấu tranh quyết liệt cùa công nhân và thợ thủ công từ năm 1848 đến năm 1870, tư sản Đức đã có thái độ như thế nào?
A quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
B không quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
C thành lập Quốc tế thứ nhất.
D chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.
- Câu 5 : Chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên thế giới ở khoảng thời gian nào?
A Từ sau năm 1830 đến năm 1840.
B Từ sau năm 1840 đến năm 1848.
C Từ sau năm 1848 đến năm 1870.
D Từ sau năm 1840 đến năm 1870.
- Câu 6 : Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?
A Cuộc đấu tranh có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.
B Giai cấp công nhân các nước đã có vũ khí lí luận đó là chủ nghĩa Mác.
C Cuộc đấu tranh có cùng một mục đích chống sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.
D Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của giai cấp vô sản thế giới.
- Câu 7 : Một trong những nội dung không thuộc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là
A Nêu quy luật phát triển của loài người là chủ nghĩa xã hội.
B Nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản.
C Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản.
D Công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh.
- Câu 8 : Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất không đóng vai trò nào sau đây?
A Kêu gọi nhân dân các nước quyên góp, ủng hộ công nhân Bỉ.
B Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
C Xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.
D Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
- Câu 9 : Một trong những nhân tố quan trọng giúp cuộc bãi công của công nhân Anh năm 1868 giành thắng lợi là
A Sự thuyết phục của Quốc tế thứ nhất.
B Sự khủng hoảng của chế độ tư bản ở Anh.
C Công nhân Pháp đồng ý sang Anh làm việc.
D Sự đoàn kết, giúp đỡ của công nhân Bỉ.
- Câu 10 : Câu kết thúc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì?
A Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc.
B Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản.
C Biểu hiện sự đoàn kết của vô sản thế giới.
D Là khẩu hiệu đoàn kết đấu tranh của vô sản thế giới.
- Câu 11 : Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là
A Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.
B Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
C Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.
D Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản.
- Câu 12 : Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?
A Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.
D Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
- Câu 13 : Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1848 – 1849 ở châu Âu là gì?
A Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình
B Giai cấp công nhân đã trưởng thành.
C Tạo điều kiện để chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến.
D Sự trưởng thành của giai cấp công nhân dẫn đến sự ra đời của Quốc tế thứ nhất.
- Câu 14 : Ý nào sau đây không minh chứng C. Mác là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”?
A Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
B Đưa Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng sai lệch.
C Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội thành lập Quốc tế thứ nhất.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8