- Phương pháp nghiên cứu di truyền người
- Câu 1 : Số người nam và nữ trong phả hệ trên là
A 7 nam/ 8 nữ
B 8 nam/7 nữ
C 6 nam/9 nữ
D 9 nam/6 nữ
- Câu 2 : Số người bị bệnh là
A 7
B 6
C 9
D 8
- Câu 3 : Số cặp vợ chồng trong phả hệ là
A 5
B 4
C 3
D 6
- Câu 4 : Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Người chị nhóm máu AB, thuận tay phải, người em là
A nam, nhóm máu AB, thuận tay phải.
B nữ, nhóm máu AB, thuận tay phải.
C nam, nhóm máu A, thuận tay phải.
D nữ, nhóm máu B, thuận tay phải.
- Câu 5 : Phương pháp đơn giản để nghiên cứu di truyền học người là:
A Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B Nghiên cứu tế bào.
C Nghiên cứu phả hệ.
D Nghiên cứu trẻ đồng sinh và nghiên cứu phả hệ.
- Câu 6 : Bộ NST của người nam bình thường là:
A 44A, XX.
B 44A, XY
C 46A, YY
D 46A, XY
- Câu 7 : Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp
A Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.
C Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao mã và dịch mã.
D Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ 1 tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau.
- Câu 8 : Khó khăn chủ yếu trong việc nghiên cứu di truyền người là
A người sinh nhanh
B bộ NST người có số lượng khá nhiều.
C NST người có kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước.
D không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến để nghiên cứu.
- Câu 9 : Phương pháp nghiên cứu nào nêu dưới đây cho ta thấy rõ được vai trò của môi trường khác nhau với cùng một kiểu gen trong sự phát triển của tính trạng?
A Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng
B Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng.
C Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào.
D Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
- Câu 10 : Đâu không phải là ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh đối với di truyền học người?
A Biết được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu (tính trạng chất lượng) và tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của mồi trường tự nhiên và xã hội (tính trạng số lượng).
B Thấy được vai trò của kiểu gen và môi trường trong sự phát triển của từng tính trạng nhất định.
C Có cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hợp lí trong phát triển tính cách và năng lực của trẻ, đặc biệt là các trẻ cá biệt.
D Thấy được vai trò của giới tính trong phát triển tính trạng.
- Câu 11 : Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi
A chúng cùng sinh ra trong 1 lần sinh đẻ của người mẹ
B chúng cùng sinh ra trong 1 lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính.
C chúng được hình thành từ một hợp tử.
D chúng được hình thành từ một trứng
- Câu 12 : Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là:
A XMXM × XMY.
B XMXm × XmY
C XMXM × XmY.
D XMXm × XMY
- Câu 13 : Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định
A tính trạng là trội hay lặn.
B tính trạng do 1 gen hay nhiều gen qui định.
C tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính.
D tính trạng biểu hiện ở nam nhiều hơn ở nữ hay không
- Câu 14 : Một người nam có nhóm máu B và một người nữ có nhóm máu A có thể có con thuộc các nhóm máu nào sau đây?
A Chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
B Chỉ có nhóm máu AB.
C Có thể nhóm máu AB hoặc nhóm máu O.
D Có thể nhóm máu A, B, AB hoặc O.
- Câu 15 : Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
A Là phương pháp nghiên cứu tác động khác nhau của môi trường tới trẻ đồng sinh.
B Là phương pháp nghiên cứu sự di truyền của những tính trạng nhất định trong một dòng họ qua nhiều thế hệ.
C Là phương pháp nghiên cứu cấu trúc hiển vi của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào những người mắc bệnh tật di truyền.
D Là phương pháp nghiên cứu về tỉ lệ mắc một loại bệnh tật di truyền nào đó trong một dòng họ qua nhiều thế hệ.
- Câu 16 : Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là:
A xác định được số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng ở người
B xác định được số lượng gen trong tế bào
C xác định được thời gian của các đợt nhân đôi nhiễm sắc thể
D xác định được nhiều dị tật và bệnh di truyền liên quan đến đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
- Câu 17 : Một đột biến gen lặn (kí hiệu là a) quy định kiểu hình da bạch tạng (da và tóc có màu trắng, còn mắt có màu hồng). Gen trội A quy định kiểu hình da bình thường. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường sinh ra một người con trai có da bạch tạng. Cặp vợ chồng này có nên sinh con nữa không? Tại sao?
A vẫn có thể sinh con bình thường, vì khả năng sinh con bình thường là 75%.
B vẫn có thể sinh con bình thường, vì biểu hiện da bạch tạng chỉ là biểu hiện thường biến ở người con.
C Không nên sinh con nữa, vì cả 2 vợ chồng đều đã mang một gen lặn a và khả năng sinh ra đứa con bị bạch tạng (aa) tiếp theo là 75%.
D Không nên sinh con nữa, vì cả 2 vợ chồng đều đã mang một gen lặn a và khả năng sinh ra đứa con bị bạch tạng (aa) tiếp theo là 100%.
- Câu 18 : Trẻ đồng sinh cùng trứng không có những đặc điểm nào dưới đây?
A Có cùng kiểu gen.
B Có cùng kiểu hình kể cả khi chúng sống trong môi trường khác nhau.
C Có cùng kiểu phản ứng với cùng một môi trường.
D Có cùng giới tính.
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN