Thi Online - Các cuộc cải cách thời kì cận đại
- Câu 1 : Cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 còn được gọi là
A Cuộc đảo chính chế độ Mạc Phủ.
B Cuộc Duy tân Minh Trị.
C Cuộc cách mạng Minh Trị.
D Cuộc canh tân Minh Trị.
- Câu 2 : Cuộc cải cách Minh Trị (1868) không chỉ đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược mà còn
A đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.
B Làm cho nước Nhật ngày càng giàu có.
C đưa nước Nhật sánh vai cùng các nước phương Tây.
D đưa nước Nhật trở thành cường quốc trên thế giới.
- Câu 3 : Để xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây, cuộc cải cách Minh Trị đã tuyên bố
A xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu.
B thành lập một nhà nước phong kiến mới.
C thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới.
D thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chế độ cộng hòa.
- Câu 4 : Ý nào sau đây không phải là bối cảnh lịch sử thế giới tác động đến các cuộc cải cách ở châu Á thời kì cận đại?
A Các nước châu Âu từ lâu đã có âm mưu xâm lược châu Á làm thuộc địa
B Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản châu Âu thời kì cận đại.
C Ảnh hưởng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu thời kì cận đại
D Cải cách là con đường đi chung của các nước châu Á thời kì cận đại.
- Câu 5 : Vì sao các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”?
A Chế độ Mạc phủ rơi vào tinh trạng khủng hoảng nghiêm trọng
B Mĩ và phương Tây đang cần thị trường ở Nhật Bản.
C Số phận của Nhật Bản cũng giống như các nước ở châu Á.
D Nhật Bản không có điều kiện làm cách mạng tư sản.
- Câu 6 : Nội dung nào dưới đây không nằm trong cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực quân sự?
A Công nghiệ đóng tàu được chú trọng phát triển.
B Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
C Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ ngụ binh ư nông.
D Tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài…
- Câu 7 : Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868?
A Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới.
B Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
C Cử những học sinh giỏi đi du học ở các nước phương Tây.
D Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
- Câu 8 : Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Rama V.
B Do cải cách về chính trị của Ra-ma IV.
C Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
D Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
- Câu 9 : Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc
A Vừa lợi dụng Anh – Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước.
B Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.
C Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết Hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc Anh, Pháp
D Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển.
- Câu 10 : Mặt trái từ chính sách của ngoại giao của Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế ki XX đem lại cho đất nước này là
A Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
B Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị.
C Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn
D Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Câu 11 : Tại sao vào những năm 50 của thế kỉ XIX, Nhật Bản phải nhượng bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đằg (31-3-1854)?
A Do phong trào “đảo Mạc” đang phát triển mạnh mẽ.
B Do đứng trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây.
C Do cần điều kiện hòa bình để tiến hành cải cách đất nước.
D Do Mỹ hứa sẽ giúp Nhật giữ được nền độc lập.
- Câu 12 : Ý nào sau đây không phải là nội dung cải cách về kinh tế nông nghiệp của Minh trị Duy tân (1868 – 1912)?
A Công nhận quyền tự do trồng trọt.
B Công nhận quyền tự do buôn bán đất đai.
C Tiền thuế nộp tương đường với 3% giá đất.
D Thu lại toàn bộ ruộng đất của địa chủ bán lại cho nông dân.
- Câu 13 : Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về chính sách cải cách quân đội của Xiêm trong thế kỉ XIX?
A Quân đội được đầu tư tinh nhuệ, hiện đại theo kiểu phương Tây.
B Quân đội là công cụ thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
C Cải cách luật pháp luôn gắn liền với cải cách quân đội.
D Chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế bằng chế độ ngụ binh ư nông.
- Câu 14 : Khu vực nào sau đây là quê hương của các cuộc cách mạng tư sản?
A Châu Âu.
B Châu Á.
C Châu Phi.
D Châu Mĩ Latinh.
- Câu 15 : Chính sách cải cách trong lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản đã mang đến sự biến chuyển tích cực gì cho kinh tế nước này?
A Công nghiệp và thương nghệp phát triển phồn vinh.
B Chính phủ đã có cơ sở tài chính vững chắc.
C Nâng cao được chất lượng nguồn lao động.
D Đất nước thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây
- Câu 16 : Yếu tố nào sau đây không phải là một trong những yếu tố thể hiện sự tổng hòa các điều kiện thuận lợi hội tụ trong đất nước Nhật Bản làm nên thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (1868 – 1912)?
A Từ lâu Nhật Bản đã có quan hệ với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh.
B Những tư tưởng mới tràn vào Nhật Bản tạo nên những luông tư tưởng và học thuật mới.
C Nhật Bản có tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế, tăng tiềm lực đất nước.
D Nhật Bản có đầy đủ điều kiện chủ quan thuận lợi để tiến hành Duy tân đất nước theo hướng Tư bản chủ nghĩa.
- Câu 17 : Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là gì?
A Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất ở Nhật Bản
B Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản.
C Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật Bản.
D Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật Bản.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại