Đề thi thử THPTQG môn Địa lý năm 2017-THPT Lý Nhân...
- Câu 1 : Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
A Phát triển các ngành kinh tế biển
B Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
C Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
D Tất cả các thuận lợi trên
- Câu 2 : Loại gió có ảnh hưởng chủ yếu đến khí hậu nước ta là
A Gió mậu dịch
B Gió mùa
C Gió địa phương
D Gió phơn tây nam
- Câu 3 : Vùng Nội thủy là:
A Vùng nước rộng 12 hải lý ngoài đường cơ sở
B Vùng rộng 12 hải lý giữa vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp
C Vùng có chiều rộng 12 hải lý giáp đất liền
D Vùng nước tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở
- Câu 4 : Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng
A Tây Nguyên và Nam Bộ
B Phía Nam đèo Hải Vân
C Nam Bộ
D Trên cả nước
- Câu 5 : Ở Bắc Trung Bộ, gió phơn xuất hiện khi:
A Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam
B Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc
C Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
D Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
- Câu 6 : Động Phong Nha và rừng Kẻ Bàng thuộc địa phận của vùng nào?
A Bắc Trung Bộ
B Tây Nguyên
C Tây Bắc
D Nam Trung Bộ
- Câu 7 : Tổ chức Nông Lương thế giới là?
A FAO
B WHO
C WTO
D IMF
- Câu 8 : Việt Nam có đường biên giới trên đất liền giáp những nước nào?
A Trung Quốc, Lào, Campuchia
B Trung Quốc, Mianma, Lào
C Trung Quốc, Campuchia, Mianma
D Trung Quốc, Camphuchia, Thái Lan
- Câu 9 : Tổng lượng nước của sông ngòi nước ta
A 839 tỉ m3
B 830 tỉ m3
C 800 tỉ m3
D 893 tỉ m3
- Câu 10 : Thềm lục địa vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ có đặc điểm
A Rộng và sâu
B Hẹp và sâu
C Rộng và nông
D Hẹp và nông
- Câu 11 : Điểm nào không đúng với lãnh thổ nước ta:
A Nằm trong múi giờ số 8
B Ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương
C Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch
D Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa
- Câu 12 : Đáp án nào không đúng khi nói về đồng bằng duyên hải miền Trung:
A Sạt ở bờ biển
B Hàng năm lấn ra biển vài chục mét
C Đất đai kém màu mỡ do pha nhiều cát
D Nạn cát bay cát chảy xâm lấn ruộng
- Câu 13 : Dãy núi Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi
A Đông Bắc
B Trường Sơn Nam
C Trường Sơn Bắc
D Tây bắc
- Câu 14 : Mùa Đông ở miền Bắc nước ta khí hậu có đặc tính
A Nửa đầu mùa Đông lạnh ẩm, nửa sau mùa Đông lạnh khô
B Cả mùa lạnh ẩm
C Nửa đầu mùa Đông lạnh khô, nửa sau mùa Đông lạnh ẩm
D Cả mùa lạnh khô
- Câu 15 : Quá trình xâm thực tác động đến địa hình
A Bào mòn, cắt xẻ ở vùng núi
B San bằng những thung lũng
C Tàn phá hoại rừng
D Lở đất
- Câu 16 : Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm
A Rừng nhiệt đới khô nửa rụng lá
B Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá
C Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
D Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
- Câu 17 : Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng khí hậu nào?
A Hàn đới
B Nhiệt đới ẩm gió mùa
C Cận nhiệt đới
D Ôn đới
- Câu 18 : Vùng núi cao nhất nước ta:
A Trường Sơn Bắc
B Tây Bắc
C Trường Sơn Nam
D Đông Bắc
- Câu 19 : Biểu đồ thể hiện sự phát triển dân số và sản lượng lúa ở nước ta (1981 – 1999) là ? Dân số (triệu người), sản lượng (triệu tấn)
A Biểu đồ kết hợp
B Biểu đồ cột ghép
C Biểu đồ đường với 1 trục tung
D Biểu đồ đường với 2 trục tung
- Câu 20 : Diện tích biển Đông khoảng bao nhiêu km2
A 3,744 triệu km2
B 3,747 triệu km2
C 3,470 triệu km2
D 3,447 triệu km2
- Câu 21 : Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta
A Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
B Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
C Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
D Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
- Câu 22 : Đáp án nào không đúng với câu hỏi sau: Ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm ở nước ta
A Thuận lợi cho bảo quản máy móc
B Cây trồng phát triển xanh tốt
C Thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng
D Xen canh tăng vụ
- Câu 23 : Công ước Quốc tế về Luật biển được các nước ký kết và thực hiện từ năm nào?
A 1985
B 1982
C 1979
D 1990
- Câu 24 : Biểu đồ thể hiện sự phát triển dân số của nước ta trong thời kỳ 1921 – 1999 là ?(Đơn vị: triệu người)
A Biểu đồ tròn
B Biểu đồ cột đơn
C Biểu đồ đường đơn
D Biểu đồ miền
- Câu 25 : Dãy núi Đông Triều thuộc vùng núi
A Trường Sơn Bắc
B Tây Bắc
C Trường Sơn Nam
D Đông Bắc
- Câu 26 : Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do:
A Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
B Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
C Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
D Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
- Câu 27 : Địa hình bán bình nguyên phổ biến ở vùng nào?
A Trung du miền núi Bắc Bộ
B Đông Nam Bộ
C Nam Trung Bộ
D Tây Nguyên
- Câu 28 : Đèo Ngang nằm trên dãy núi Hoành Sơn thuộc địa phận của vùng nào?
A Nam Trung Bộ
B Tây Bắc
C Bắc Trung Bộ
D Tây Nguyên
- Câu 29 : So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là
A Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
B Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta
C Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi
D Huế có lượng mưa lớn và lượng bốc hơi cũng lớn
- Câu 30 : Tại sao miền Trung khá nhiều sông nhưng không thuận lợi cho phát triển thủy điện
A Sông thường ít nước và địa hình bằng phẳng
B Sông thường ngắn, dốc và ít nước
C Sông nhiều nước nhưng địa hình dốc
D Sông nhiều nước nhưng địa hình bằng phẳng
- Câu 31 : Gió mùa mùa Hạ ở nước ta hoạt động trong khoảng thời gian nào?
A tháng 5 - 9
B tháng 6 - 9
C tháng 6 - 10
D tháng 5 - 10
- Câu 32 : Địa đầu cực Bắc của tổ quốc Việt Nam thuộc huyện nào?
A Đồng Văn, Hà Giang
B Móng Cái, Quảng Ninh
C Trùng Khánh, Cao Bằng
D Chi Lăng, Lạng Sơn
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)