Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
- Câu 1 : Nguyên nhân nào là chủ yếu làm giảm tính đa dạng sinh vật ở nước ta?
A Chưa có chính sách quản lý phù hợp của nhà nước
B Ô nhiễm môi trường và đốt phá rừng bừa bãi
C Khai thác không hợp lí của con người và ô nhiễm môi trường
D Do con người bắt động vật trái phép
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh nào?
A Kiên Giang
B Bà Rịa - Vũng Tàu.
C Cà Mau.
D Bến Tre.
- Câu 3 : Vị trí địa lí đã làm cho tài nguyên sinh vật nước ta
A đa dạng và phong phú
B mang tính chất cận nhiệt và ôn đới.
C phân hóa sâu sắc theo độ cao.
D suy giảm nhanh chóng.
- Câu 4 : Tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng ở nước ta vốn đã ít nên cần phải
A chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư.
B quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích hợp lí.
C trong canh tác cần trồng cây theo băng và làm ruộng bậc thang.
D thực hiện các biện pháp nông - lâm kết hợp.
- Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, sắp xếp các vườn quốc gia nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
A Ba Bể - Cát Tiên - Tràm Chim -Bến En.
B Ba Bể - Tràm Chim - Cát Tiên - Bến En.
C Ba Bể - Bến En - Cát Tiên - Tràm Chim.
D Ba Bể - Bến En - Tràm Chim - Cát Tiên.
- Câu 6 : Nhận định nào sau đây nói về vai trò to lớn của rừng đối với kinh tế ở nước ta?
A Điều hòa khí hậu.
B Điều hòa dòng chảy, hạn chế thiên tai
C Nguồn cung cấp gỗ, lâm sản
D Giữ cân bằng sinh thái môi trường.
- Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy sắp xếp các khu dự trữ sinh quyển thế giới sau theo thứ tự từ Nam ra Bắc là
A Cần Giờ, Cát Tiên, Cù Lao Chàm, Tây Nghệ An, Cát Bà
B Cát Tiên, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Tây Nghệ An, Cát Bà.
C Cần Giờ, Cù Lao Chàm, Cát Tiên, Tây Nghệ An, Cát Bà.
D Tây Nghệ An, Cát Tiên, Cù Lao Chàm, Cát Bà, Cần Giờ.
- Câu 8 : Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm:
A phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
B đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
C cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lý tài nguyên.
D đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người
- Câu 9 : Nguồn tài nguyên bị giảm sút nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường nước là
A nguồn hải sản
B Khoáng sản
C không khí
D đất
- Câu 10 : Thời gian bão tập trung nhiều nhất ở nước ta là
A tháng VIII, sau đó đến các tháng IX và tháng X.
B tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII.
C tháng IX, sau đó đến các tháng VII và tháng X.
D tháng X, sau đó đến các tháng VIII và tháng IX.
- Câu 11 : Châu thổ sông Hồng chịu lụt úng không phải chủ yếu do
A diện mưa bão rộng.
B hiện tượng triều cường.
C mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc.
D mật độ xây dựng cao
- Câu 12 : Lũ quét là hiện tượng thường xảy ra ở vùng:
A có mưa nhiều, lớp phủ thực vật bị tàn phá.
B có địa hình hiểm trở, lớp phủ thực vật bị tàn phá
C có địa hình hiểm trở, chia cắt, mưa nhiều.
D lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật
- Câu 13 : Đây không phải là một trong những nhiệm vụ chiến lược quốc gia bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta:
A đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
B đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen.
C phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số, phù hợp với khả năng tài nguyên.
D sử dụng tiết kiệm, tìm các nguồn tài nguyên thiên nhiên thay thế.
- Câu 14 : Vì sao chống bão luôn phải kết hợp với chống lụt, chống úng ở đồng bằng và chống xói mòn ở miền núi
A bão thường kèm theo sóng lừng
B bão thường gây ngập mặn cho các vùng ven biển
C bão thường kèm theo mưa lớn
D bão tàn phá cả những công trình trong thời gian ngắn, mực nước biển dâng cao
- Câu 15 : Khi vượt qua dãy Trường Sơn, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ, gió Tây Nam trở nên:
A lạnh và ẩm
B nóng và ẩm
C lạnh và khô
D nóng và khô
- Câu 16 : Vùng núi có tần suất xuất hiện động đất lớn nhất ở nước ta là:
A Tây Nguyên
B Tây Bắc
C Đông Bắc
D Đông Nam Bộ
- Câu 17 : Ở Trung Bộ nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào tháng 9-10 là do
A mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh có đê bao bọc.
B mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
C các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng.
D mưa lớn kết hợp triều cường.
- Câu 18 : Hậu quả lớn nhất của hạn hán là
A Làm hạ mạch nước ngầm.
B Cháy rừng
C Gây lũ quét
D Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt
- Câu 19 : Vào các tháng 10 – 12, lũ quét thường xảy ra ở:
A Thượng nguồn sông Đà (Sơn La, Lai Châu)
B Lưu vực sông Thao (Lào Cai, Yên Bái)
C Lưu vực sông Cầu (Bắc Cạn, Thái Nguyên)
D Các tỉnh miền Trung.
- Câu 20 : Ở nước ta, vùng nào xảy ra lụt úng nghiêm trọng nhất ?
A Đồng bằng sông Hồng.
B Bắc Trung Bộ.
C Duyên hải Nam Trung Bộ.
D Đông Nam Bộ.
- Câu 21 : Tại sao lũ ở miền Trung lại lên rất nhanh:
A Ở hạ lưu các con sông lớn
B Do lòng sông ở miền Trung hẹp
C Miền trung gần biển
D Do sông ngắn, độ dốc lớn
- Câu 22 : Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là?
A Tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường
B Sự gia tăng các thiên thai và ô nhiễm môi trường không khí
C Sự biến đổi thất thường của thời tiết và ô nhiễm môi trường
D Việc sử dụng không hợp lí nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)