Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường...
- Câu 1 : Một phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là:
A. 2 . (2k -1)
B. 2. (2k– 1)
C. 2k– 1
D. 2. 2k
- Câu 2 : Có một số phân tử ADN thực hiện tái bản 5 lần. Nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polinucleotit mới thì số phân tử ADN đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
- Câu 3 : Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạnh pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
A. 15
B. 14
C. 13
D. 16
- Câu 4 : Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
- Câu 5 : Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
A. 16
B. 5
C. 32
D. 10
- Câu 6 : Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩn E. coli có ADN vùng nhân chỉ chứa N15 trong môi trường chỉ có N14. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy), người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N15. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15. Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là:
A. 1024
B. 970
C. 512
D. 2048
- Câu 7 : Một ADN tự sao k lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
A. N × (2k-1)
B. N × (2k -1)
C. N × (k/2 -1)
D. N × (k -1)
- Câu 8 : ADN dài 5100 A0 tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
A. 51000
B. 93000
C. 46500
D. 96000
- Câu 9 : Một mạch đơn của gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X tự sao một lần sẽ cần:
A. A=T=180;G=X=120
B. A=T=120; G=X=180
C. A=T=90; G=X=200
D. A=T=200; G=X=90
- Câu 10 : Một gen dài 5100 A0, có số liên kết hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
A. A=T=1800; G=X=2700
B. A=T=900; G=X=600
C. A=T=600; G=X=900
D. A=T=1200; G=X=1800
- Câu 11 : Hai gen I và II đều dài 3060 A0. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 2160 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:
A. 1 và 2
B. 1 và 3
C. 2 và 3
D. 3 và 1
- Câu 12 : Số liên kết hydro được hình thành sau k lần nhân đôi của một gen là:
A. H× 2k
B. H× (2k-1)
C. 2H× (2k-1)
D. H× 2k– 1
- Câu 13 : Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro được hình thành là:
A. 14000
B. 21000
C. 105000
D. 24000
- Câu 14 : Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen.Tính số liên kết hidro được hình thànhkhi gen nhân đôi 4 lần?
A. 70200
B. 74880
C. 37440
D. 140400
- Câu 15 : Số liên kết hydro bị hủy trong lần nhân đôi thứ k của một gen là:
A. H× (2k-1)
B. H× 2k – 1
C. H× 2k– 1
D. H× 2k
- Câu 16 : Số liên kết hydro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi của một gen là:
A. H× 2k
B. H× (2k-1)
C. H× 2k – 1
D. H× 2k– 1
- Câu 17 : Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G=2, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro bị hủy là:
A. 10500
B. 51000
C. 15000
D. 50100
- Câu 18 : Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bị phá vỡ sau 1 lần nhân đôi của một gen có N nuclêôtit là:
A. N
B. N-2
C. (N-2) ×( 2k- 1)
D. 0
- Câu 19 : Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là:
A. 69688
B. 2700
C. 138438
D. 674
- Câu 20 : Trên một đơn vị tái bản của ADN có a đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu?
A. a
B. a +1
C. a + 2
D. 2a
- Câu 21 : Gen A mã hoá protein có 498 aa, đột biến làm mất 1 đoạn gồm 3 cặp nu. Tổng hợp ARN-m từ gen đột biến, môi trường nội bào cung cấp 7485 nu, tính số bản sao mà gen đột biến đã sao
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 22 : Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
A. Mất 1 cặp G – X
B. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X
C. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
D. Thêm 1 cặp G – X
- Câu 23 : Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu phần trăm sống sót bị đột biến thể ba (2n + 1).
A. 33,3%
B. 25%
C. 75%
D. 66,6%
- Câu 24 : Ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen quy định, nhóm máu do một gen gồm 3 alen quy định, màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Các gen này nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy chọn kết luận đúng.
A. Có 3 kiểu gen dị hợp về cả 3 tính trạng nói trên
B. Có 27 loại kiểu hình về cả 3 tính trạng nói trên
C. Có 3 kiểu gen khác nhau về tính trạng nhóm máu
D. Có 12 kiểu gen dị hợ hợp về 3 tính trạng nói trên
- Câu 25 : Giả sử có 6 locus gen phân li độc lập ở một loài thực vật, gồm có: R/r quy định cuống lá đen/đỏ ; D/d thân cao/thấp ; C/c vỏ trơn/vỏ nhăn ; O/o là quả tròn/oval ; H/h lá không có lông/có lông ; W/w hoa màu tím/màu trắng. Số loại tổ hợp giao tử (THGT) và xác suất để nhận được kiểu hình cuống lá đen, thân thấp, vỏ nhăn, quả oval, lá có lông, hoa màu tím (XSKH) ở thế hệ con cuả phép lai RrDdccOoHhWw x RrddCcooHhww lần lượt là bao nhiêu?
A. THGT là 128 và XSKH là 3/256
B. THGT là 256 và XSKH là 3/256
C. THGT là 256 và XSKH là 1/256
D. THGT là 128 và XSKH là 1/256
- Câu 26 : Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDd x aaBbDd (Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội hoàn toàn) thu được kết quả là:
A. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gen
B. 8 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen
C. 8 loại kiểu hình : 27 loại kiểu gen
D. 4 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen
- Câu 27 : Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do alen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ – lục do gen lặn m chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Bố và mẹ tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ – lục. Kiểu gen của người mẹ là:
A. AaXMXm
B. AaXMXM
C. AAXMXM
D. AAXMXm
- Câu 28 : Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :
A. 0,335
B. 0,335
C. 0,67
D. 0,5
- Câu 29 : Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là:
A. 40%
B. 18%
C. 36%
D. 36% hoặc 40%
- Câu 30 : Ở ngô tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen (A1, a1, A2, a2, A3, a3), chúng phân li độc lập và cứ mỗi gen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, cây lai thu được sẽ có chiều cao là:
A. 90 cm
B. 120 cm
C. 160 cm
D. 150 cm
- Câu 31 : Ở một quần thể ngẫu phối, xét ba gen, mỗi gen đều có 2 alen. Gen thứ nhất nằm trên NST thường, hai gen còn lại nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 135
B. 90
C. 42
D. 45
- Câu 32 : Khảo sát hệ nhóm máu A, B, O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân. Trong đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 người có nhóm máu B, 5800 người có nhóm máu AB, 145 người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB,IO trong quần thể là:
A. IA = 0,4; IB = 0,5; IO= 0,1
B. IA = 0,6; IB = 0,3; IO= 0,1
C. IA = 0,3; IB = 0,6; IO= 0,1
D. IA = 0,5; IB = 0,4; IO= 0,1
- Câu 33 : Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là:
A. CABD
B. DABC
C. BACD
D. ABCD
- Câu 34 : Ở phép lai 2 cặp tính trạng, phân tích tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp tính trạng thì thấy tỉ lệ vỏ trơn/ vỏ nhăn = 9/7; hạt vàng/ hạt xanh = 7/1. Nếu 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì kiểu hình vỏ nhăn, hạt xanh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 9/64
B. 7/64
C. 9/128
D. 7/128
- Câu 35 : Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là \(\frac{1}{{10000}}\). Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
A. 0,000098
B. 0,00495
C. 0,9899
D. 0,0198
- Câu 36 : Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 32,64%
B. 56,25%
C. 1,44%
D. 12%
- Câu 37 : Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}{\rm{X}}_{\rm{E}}^{\rm{D}}{\rm{X}}_{\rm{E}}^{\rm{d}} \times \frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{ab}}}}{\rm{X}}_{\rm{E}}^{\rm{d}}Y\), kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 45%
B. 35%
C. 40%
D. 22,5%
- Câu 38 : Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\). Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen. Kết quả nào sau đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A. 7,29%
B. 12,25%
C. 16%
D. 5,25%
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen