Đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Nguy...
- Câu 1 : Trụ sở chính của Liên Hợp quốc đặt ở đâu?
A. Niu-óoc.
B. Xan Phran-xi-scô.
C. Oa-sinh-tơn.
D. Ca-li-phóoc-li-a.
- Câu 2 : Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô).
B. Những thỏa thuận của ba cường quốc sau Hội nghị Ianta.
C. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta.
D. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
- Câu 3 : Quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào?
A. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á.
B. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
D. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Câu 4 : Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, sau “Chiến tranh lạnh” các nước ra sức điều chỉnh chiến lược gì?
A. lấy quân sự làm trọng điểm.
B. lấy chính trị làm trọng điểm.
C. lấy kinh tế làm trọng điểm.
D. lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.
- Câu 5 : Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?
A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến động không đều.
B. Đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh.
C. Thúc đẩy sự thay đổi về kinh tế và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
D. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
- Câu 6 : Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
B. Diễn đàn hợp tác Á-ÂU (ASEM).
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
- Câu 7 : Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại nửa sau thế kỷ XX với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII là gì?
A. Khoa học gắn liền với kỹ thuật.
B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.
C. Kỹ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Câu 8 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp thi hành chính sách như thế nào về văn hóa-giáo dục?
A. Khai hóa dân tộc Việt Nam.
B. Pháp-Việt đuề huề.
C. Văn hóa nô dịch.
D. Phát triển văn hóa truyền thống.
- Câu 9 : Tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A. Đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam.
B. Củng cố địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.
C. Tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương.
D. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
- Câu 10 : Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập.
B. Phát triển cân đối giữa các ngành.
C. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp.
D. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào Pháp.
- Câu 11 : Trong những năm 1919-1925, giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam đấu tranh nhằm mục đích gì?
A. giành độc lập dân tộc.
B. đòi những quyền tự do, dân chủ.
C. “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
D. ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
- Câu 12 : Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu thỏa hiệp với thực dân Pháp vì lý do nào dưới đây?
A. Thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
B. Thực dân Pháp đàn áp các hoạt động của Đảng.
C. Giai cấp tư sản không ủng hộ chủ trương của Đảng.
D. Nhân dân không tham gia các hoạt động của Đảng.
- Câu 13 : Trong những năm 1919-1925, giai cấp nào dưới đây đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các tổ chức chính trị?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp tiểu tư sản.
- Câu 14 : Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?
A. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).
B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).
C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
- Câu 15 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào dưới đây đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B. Quốc tế cộng sản được thành lập.
C. Đảng Cộng sản Pháp ra đời.
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Câu 16 : Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển của kinh tế của Nhật Bản từ năm 1960-1973?
A. Phát triển nhảy vọt.
B. Phát triển vượt bậc.
C. Phát triển thần kì.
D. Phát triển to lớn.
- Câu 17 : Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng?
A. Tập trung vào phát triển kinh tế.
B. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ.
C. Đứng dưới chiến “ô bảo trợ kinh tế” của Mĩ.
D. Đất nước được bao bọc bởi đại dương.
- Câu 18 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cam kết KHÔNG điều gì?
A. duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài.
B. cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
C. nghiên cứu và chế tạo bất kì loại vũ khí chiến lược nào.
D. nộp mọi phương tiên chiến tranh cho quân Đồng minh.
- Câu 19 : Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại đã giúp Nhật Bản sớm kí được hiệp ước nào dưới đây?
A. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
B. Hiệp ước Hòa bình.
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
D. Hiệp ước Vác-sa-va.
- Câu 20 : Kinh tế Mĩ khủng hoảng trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991 là do nguyên nhân nào?
A. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa của thế giới
B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng của thế giới.
C. Tác động của cuộc khủng hoảng than đá của thế giới.
D. Tác động của cuộc khủng hoảng thiếu của thế giới.
- Câu 21 : Nội dung nào không phải là chính sách đối nội của các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.
B. Xóa bỏ các cải cách tiến bộ.
C. Ngăn cản phog trào công nhân và phong trào dân chủ.
D. Thực hiện quyền tự do dân chủ.
- Câu 22 : Tổ chức liên kết khu vực châu Âu đầu tiên được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào?
A. Cộng đồng than – thép châu Âu.
B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
- Câu 23 : Liên minh châu Âu là tổ chức gì?
A. Liên minh quân sự.
B. Liên minh kinh tế - chính trị.
C. Liên minh giáo dục – văn hóa – y tế.
D. Liên minh về khoa học – kĩ thuật.
- Câu 24 : Sự kiện nào chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mỹ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
B. Mỹ giúp đỡ Nhật Bản.
C. Mỹ thành lập khối quân sự NATO.
D. Mỹ phát động “Chiến tranh lạnh”.
- Câu 25 : Nhân tố then chốt, quan trọng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?
A. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu