Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THC...
- Câu 1 : ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kỹ thuật cấy gen, sau đó được đưa vào vi khuẩn E. coli là nhằm?
A. làm tăng nhanh số lượng gen mong muốn được cấy trong ADN tái tổ hợp.
B. để ADN tái tổ hợp kết hợp vào ADN vi khuẩn E. Coli.
C. làm tăng hoạt tính của gen chứa trong ADN tái tổ hợp.
D. để kiểm tra hoạt tính của phân tử ADN tái tổ hợp.
- Câu 2 : Nếu dùng thể thực khuẩn làm thể truyền, phương pháp nào sau đây sẽ được sử dụng để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E. coli?
A. Để thể thực khuẩn mang ADN tái tổ hợp tự xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli mà không cần làm biến dạng màng sinh chất.
B. Bơm trực tiếp phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn nhận bằng phương pháp vi tiêm để ADN tái tổ hợp tự chèn vào plasmit của E. coli.
C. Dùng muối CaCl2 làm biến dạng màng sinh chất để tạo điều kiện cho thể thực khuẩn mang ADN tái tổ hợp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli.
D. Dùng xung điện làm giãn màng sinh chất để tạo điều kiện cho thể thực khuẩn mang ADN tái tổ hợp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli.
- Câu 3 : Để tổng hợp insulin bằng công nghệ gen, người ta gắn gen quy định tổng hợp insulin của người vào plasmit của vi khuẩn tạo ADN tái tổ hợp. Sau đó cho ADN tái tổ hợp xâm nhập vào vi khuẩn E. coli và nhờ sự nhân lên của vi khuẩn E. coli để tạo ra số lượng lớn sản phẩm. Có bao nhiêu kết luận đúng về quá trình trên?1. Phân tử ADN tái tổ hợp nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn E. coli.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 4 : Phát biểu sai về kĩ thuật gen?
A. Bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý vào cây trồng
B. Cây trồng biến đổi gen không được tạo ra nhờ kĩ thuật gen
C. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng virus, gen kháng rầy nâu… vào một số cây trồng như lúa, ngô
D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ gen
- Câu 5 : Trong công nghệ gen, để chuyển gen vào nấm men thì người ta thường sử dụng loại thể truyền nào sau đây?
A. NST nhân tạo
B. Plasmit
C. Virut
D. Vi khuẩn
- Câu 6 : Thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng công nghệ gen là?
A. sản xuất insulin để chữa bệnh đái tháo đường
B. tạo ra các sinh vật chuyển gen
C. chuyển gen từ thực vật vào động vật
D. tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại hữu tính không thực hiện được
- Câu 7 : Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AaBb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này?
A. Đều có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen
B. Đều có kiểu gen giống nhau nhưng kiểu hình có thể khác nhau.
C. Đều có kiểu gen giống nhau nhưng giới tính có thể giống hoặc khác nhau.
D. Đều có giới tính giống nhau nhưng kiểu gen có thể khác nhau.
- Câu 8 : Trong thực tiễn chọn giống, người ta có thể xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể nhờ sử dụng đột biến?
A. đa bội.
B. Dị đa bội.
C. lệch bội.
D. tự đa bội.
- Câu 9 : Phương pháp nào không hay ít dùng trong chọn giống cây trồng?
A. Trồng thích nghi các giống nhập nội
B. Tạo giống đa bội
C. Gây đột biến nhân tạo
D. Lai hữu tính
- Câu 10 : Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào?
A. Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn
B. Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người
C. Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc
D. Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.
- Câu 11 : Dòng vi khuẩn E.coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ thuật nào sau đây?
A. Gây đột biến
B. Nhân bản vô tính
C. Chuyển gen
D. Cấy truyền phôi
- Câu 12 : Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp vởi đối tượng?
A. Cây tự thụ phấn
B. Cây giao phấn
C. Cây có kiểu gen đột biến nhân tạo
D. Cả A và B
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN