Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí 11 năm 2019 - Trường TH...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư hiện nay của khu vực Đông Nam Á?
A. Dân số đông, mật độ dân số cao.
B. Phân bố dân cư không đồng đều.
C. Có nguồn lao động dồi dào.
D. Gia tăng tự nhiên có xu hướng tăng.
- Câu 2 : Ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia Phật giáo chiếm phần lớn dân số là
A. Ma-lai-xia và In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam và Phi-lip-pin.
C. Mi-an-ma và Thái Lan.
D. Cam-pu-chia và Bru-nây.
- Câu 3 : Nhận xét không đúng về đặc điểm khí hậu của Nhật Bản là
A. Phía bắc mùa hạ có mưa to và bão, phía nam lạnh nhiều tuyết mùa đông.
B. Phía nam Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt, mùa đông không lạnh lắm.
C. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
D. Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông kéo dài.
- Câu 4 : Đây không phải là nguyên nhân tạo nên giai đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản.
A. Tập trung phát triển các ngành trọng điểm theo từng giai đoạn.
B. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, áp dụng kĩ thuật mới.
D. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
- Câu 5 : Trong thời gian phát triển, thành tựu có ý nghĩa lớn nhất về kinh tế mà ASEAN đạt được là
A. giá trị xuất khẩu tăng cao.
B. cán cân xuất nhập khẩu đạt giá trị dương.
C. giá trị xuất - nhập khẩu tăng mạnh.
D. tăng trưởng kinh tế của các nước khá cao.
- Câu 6 : “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN được thành lập tại
A. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).
B. Băng Cốc (Thái Lan).
C. Ku-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a).
D. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
- Câu 7 : Trường Giang là sông lớn và có vai trò quan trọng trong bồi đắp phù sa cho đồng bằng
A. Hoa Trung.
B. Hoa Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Hoa Nam.
- Câu 8 : Đông Nam Á lục địa phần lớn bộ phận có đặc điểm khí hậu là
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. nhiệt đới gió mùa.
C. xích đạo.
D. ôn đới.
- Câu 9 : Nội dung nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á?
A. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm.
B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và hiện đại.
D. Cơ sở hạ tầng các nước được hiện đại.
- Câu 10 : Nhận xét nào sau đây không phải là khó khăn cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc?
A. Lụt lội thường xảy ra ở các đồng bằng miền Đông.
B. Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.
C. Khí hậu có sự thay đổi từ cận nhiệt đến ôn đới.
D. Miền Tây địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn.
- Câu 11 : Loại hình giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng của Nhật Bản là
A. đường ô tô.
B. đường biển.
C. đường sắt.
D. đường hàng không.
- Câu 12 : Tài nguyên nổi bật ở đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản là
A. đất trồng.
B. đồng.
C. rừng.
D. dầu mỏ.
- Câu 13 : Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Hoa Bắc của Trung Quốc là
A. Thiên Tân
B. Bắc Kinh.
C. Thượng Hải.
D. Bao Đầu
- Câu 14 : Phát minh nổi bật thời cổ đại, trung đại nào sau đây không phải của Trung Quốc?
A. Thuốc súng.
B. La bàn
C. Chữ Ả rập.
D. Kĩ thuật in.
- Câu 15 : Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của miền Tây ở Trung Quốc là
A. Các đồng bằng phù sa màu mỡ, bờ biển dài.
B. Rừng và cac khoáng sản kim loại màu.
C. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.
D. Rừng, đồng cỏ và khí hậu ôn đới gió mùa.
- Câu 16 : Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là
A. Na-ga-xa-ki và Ô-sa-ka.
B. Tô-ky-ô và Ô-sa-ka.
C. Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
D. Hi-rô-si-ma và Tô-ky-ô.
- Câu 17 : Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phân bố chủ yếu ở
A. ven biển.
B. phía Bắc.
C. trên đảo Hôn-su.
D. phía Nam đảo Hôn-su.
- Câu 18 : Ở Nhật Bản, thuốc lá được trồng nhiều trên đảo
A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hô-cai-đô.
D. Hôn-su.
- Câu 19 : Thủ đô của Trung Quốc là thành phố
A. Thiên Tân.
B. Hồng Công.
C. Bắc Kinh.
D. Thượng Hải.
- Câu 20 : Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dân cư miền Tây của Trung Quốc thưa thớt?
A. Tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực.
B. Địa hình đồi núi hiểm trở khó đi lại.
C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
D. Công nghiệp kém phát triển, nông nghiệp chủ yếu.
- Câu 21 : Một phần lãnh thổ của quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có mùa đông lạnh là
A. Cam-pu-chia.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Thái lan.
D. Mi-an-ma.
- Câu 22 : Cơ sở để lúa nước trở thành cây trồng truyền thống và quan trọng của các nước Đông Nam Á là
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều.
D. khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ.
- Câu 23 : Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu:
A. chí tuyến.
B. gió mùa.
C. hải dương.
D. lục địa.
- Câu 24 : Dân cư Liên Bang Nga tập trung chủ yếu ở:
A. Ven các tuyến đường lớn.
B. Vùng Viễn đông rộng lớn.
C. Vùng Xi-bia rộng lớn.
D. Phần đồng bằng Đông Âu
- Câu 25 : Với hơn 100 dân tộc sinh sống tại Liên Bang Nga, trong đó người Nga chiếm:
A. 90% dân số.
B. 80% dân số.
C. 85% dân số.
D. 95% dân số.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á