- Bằng chứng tiến hóa
- Câu 1 : Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương tự ?
A Vây cá mập và vây cá voi.
B Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà lan.
C Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt.
D Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của các loài sâu bọ khác.
- Câu 2 : Cơ quan tương tự phản ánh
A hiện tượng khác chức năng
B sự tiến hóa đồng qui
C sự tiến hóa phân li
D hiện tượng cùng chức năng
- Câu 3 : Những đặc điểm thuộc cơ quan tương đồng là
A 1, 4, 6
B 2, 4, 7
C 2, 3, 6
D 1, 3, 5
- Câu 4 : Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương đồng ?
A Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng
B Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng
C Cánh dơi và tay vượn
D Cánh chim và cánh bướm
- Câu 5 : Cơ quan tương đồng phản ánh
A hiện tượng khác chức năng
B sự tiến hóa đồng qui
C sự tiến hóa phân li
D hiện tượng cùng chức năng
- Câu 6 : Bộ phận nào dưới đây là cơ quan thoái hóa ?
A Các gai cây xương rồng
B Ngà voi
C Các đốt sống cùng ở người
D Các cánh hoa của hoa giấy
- Câu 7 : Cơ quan thoái hóa phản ánh
A hiện tượng lại tổ ở các loài
B sự tiến hóa phân li
C sự tiến hóa đồng quy
D nguồn gốc quan hệ họ hàng giữa các loài
- Câu 8 : Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh
A sự tiến hóa đồng qui
B sự tiến hóa phân li
C ảnh hưởng của môi trường sống
D mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài
- Câu 9 : Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng, những sai khác về chi tiết là do
A chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau
B chúng thực hiện các chức năng khác nhau
C sự thoái hóa trong quá trình phát triển
D chúng phát triển trong các điều kiện sống khác nhau
- Câu 10 : Trong quá trình phát triển phôi của người có giai đoạn có đuôi, có lông mao. Đó là bằng chứng về
A nguồn gốc động vật của loài người.
B cơ quan thoái hoá.
C cơ quan tương tự
D hiện tượng lại tổ.
- Câu 11 : Cặp cơ quan vừa là cơ quan tương tự vừa là cơ quan tương đồng là
A cánh chim và cánh dơi.
B cánh dơi và cánh sâu bọ.
C tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt
D mang cá và mang tôm.
- Câu 12 : Điều nào sau đây là không đúng
A Gai hoa hồng và gai xương rồng là cặp cơ quan tương đồng
B Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li
C Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy
D Những cơ quan thoái hóa cũng là những cơ quan tương đồng
- Câu 13 : Vùng Cổ Bắc và Tân Bắc có hệ động vật về căn bản là giống nhau vì
A Cho đến kỷ đầu Kỷ thứ tư hai vùng Cổ Bắc và Tân Bắc còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của cả hai vùng đồng nhất
B Cho đến giữa kỷ thứ tư, 2 vùng Cổ Bắc và Tân Bắc còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của cả hai vùng đồng nhất
C Cho đến kỷ đầu Kỷ thứ ba hai vùng Cổ Bắc và Tân Bắc không là một khối do đó sự phân bố động, thực vật của cả hai vùng đồng nhất
D Cho đến kỷ đầu Kỷ thứ ba, hai vùng Cổ Bắc và Tân Bắc còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của cả hai vùng đồng nhất
- Câu 14 : Sở dĩ ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc vì:
A Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ tư thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
B Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào kỉ thứ 3.Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
C Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ ba thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
D Lục địa đã tách rời lục địa châu Á và lục địa Nam Mĩ vào cuối Đại Trung sinh. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
- Câu 15 : Nguyên nhân chính tạo cho đảo lục địa có hệ động, thực vật phong phú hơn đảo đại dương là
A Khi mới tách ra, đảo lục địa mang theo hệ động. thực vật của đất liền.
B Do môi trương mới dễ hình thành nhiều loài đặc hữu
C Do được cách ly địa lý tạo thuận lợi cho hình thành nhiều loài mới
D Do khoảng cách ly gần nên các loài ở đất liền dễ nhập cư
- Câu 16 : Nội dung đầy đủ của học thuyết tế bào học là:
A Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
B Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
C Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó
D Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống
- Câu 17 : Trình tự các Nu trong mạch mang mã gốc của 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người:
A Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là đười ươi.
B Đười ươi có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là tinh tinh
C Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là Gôrila.
D Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là đười ươi
- Câu 18 : Tỷ lệ % các aa sai khác nhau ở chuỗi polypeptid anpha trong phân tử Hemoglobin được thể hiện ở bảng sau:
A Người , chó, kỳ nhông, cá chép, cá mập
B Người, cho, cá chép, kỳ nhông, cá mập
C Người, chó, cá mập, cá chép, kỳ nhông
D Người, chó, kỳ nhông, cá mập, cá chép
- Câu 19 : Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử
A Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của ADN của các loài
B Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của Protein của các loài
C Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của mọi gen của các loài
D Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của mã di truyền của các loài
- Câu 20 : Bằng chứng tiến hoá nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới?
A Bằng chứng giải phẫu học so sánh
B Bằng chứng phôi sinh học so sánh
C Bằng chứng về tế bào học
D Bằng chứng sinh học phân tử
- Câu 21 : Những bằng chứng tiến hóa chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung là:
A Cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và phôi sinh học.
B Cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự.
C Cơ quan tương đồng, phôi sinh học. và cơ quan tương tự.
D Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa và phôi sinh học.
- Câu 22 : Cơ quan tương tự là những cơ quan 1. có cùng nguồn gốc 2. có nguồn gốc khác nhau 3. đảm nhiệm chức phận giống nhau 4. đảm nhiệm chức phận khác nhau 5. có hình thái tương tự 6. có kiểu gen giống nhau
A 1, 4, 6
B 2, 3, 5
C 2, 4, 6
D 1, 3, 5
- Câu 23 : Những đặc điểm thuộc cơ quan tương đồng là 1. có vị trí đối xứng trên cơ thể. 2. có vị trí tương ứng trên cơ thể 3. có cùng nguồn gốc trong quá trình tiến hóa 4. có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi 5. có kiểu gen giống nhau 6. có kiểu hình giống nhau 7. có cấu tạo giống nhau
A 1, 4, 6
B 2, 4, 7
C 2, 3, 6
D 1, 3, 5
- Câu 24 : Trình tự các Nu trong mạch mang mã gốc của 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người:- Người: - XGA- TGT-TTG-GTT-TGT-TGG-- Tinh tinh: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-- Gôrila: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-- Đười ươi: - TGT- TGG-TGG-GTX-TGT-GAT-Từ các trình tự Nu nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người
A Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là đười ươi.
B Đười ươi có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là tinh tinh
C Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là Gôrila.
D Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là đười ươi
- Câu 25 : Tỷ lệ % các aa sai khác nhau ở chuỗi polypeptid anpha trong phân tử Hemoglobin được thể hiện ở bảng sau:Từ bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các loài theo trật tự nào
A Người , chó, kỳ nhông, cá chép, cá mập
B Người, cho, cá chép, kỳ nhông, cá mập
C Người, chó, cá mập, cá chép, kỳ nhông
D Người, chó, kỳ nhông, cá mập, cá chép
- Câu 26 : Cho các ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau :1. Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng2. chi trước của người, cá voi, mèo...đều có xương cánh, xương cẳng, xương cổ, xương bàn và xương ngón3. xương cùng, ruột thừa và răng không của người4. gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan5. chân chuột chũi và chân dế dũiCác ví dụ về cơ quan tương đồng thuộc những loại nào ?
A 2, 4.
B 1, 4, 5.
C 2, 4, 5.
D 2, 3, 4, 5.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen