Trắc nghiệm bài Thạch Sanh
- Câu 1 : Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh
A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên
B. Đấu tranh chống xâm lược
C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội
D. Đấu tranh giữa thiện và ác
- Câu 2 : Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?
A. Từ thế giới tâm linh
B. Từ những người chịu nhiều đau khổ
C. Từ chú bé mồ côi
D. Từ những người đấu tranh quật khởi
- Câu 3 : Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống thần thánh với đời sống trần gian với mục đích gì?
A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì chiến thắng thiên nhiên
B. Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm
C. Thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng, hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống
D. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như chính nhân dân lao động
- Câu 4 : Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?
A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh
B. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội
C. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân
D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình
- Câu 5 : Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội
A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng
C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua
- Câu 6 : Truyện Thạch Sanh khác với những câu chuyện đã học?
A. Kết thúc có hậu
B. Có yếu tố kì ảo, thần kì
C. Có nhiều tình tiết phức tạp
D. Bên cạnh tình tiết chính, còn mạch tình tiết phụ
- Câu 7 : Vì sao tên địa điểm trong truyện đều là tên riêng nhưng truyện vẫn mang tính phiếm chỉ?
A. Vì không phải tất cả các nhân vật, địa điểm trong truyện đều có tên riêng
B. Tác giả dùng tên riêng cho một số nhân vật thuyết phục người nghe về hiện thực trong tác phẩm
C. Đó chính là tên của cả một loại người, nhân vật đại diện
D. Trong thực tế cuộc sống, không ai đặt tên là Thạch Sanh, Lí Thông
- Câu 8 : Thạch Sanh trở thành hình tượng lý tưởng cho sáng tác của các tác giả sau này, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 9 : Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu nhiều tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 10 : Kết truyện Ngọc Hoàng biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?
A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo
B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân
C. Đó là kết truyện phù hợp với motip thường thấy ở truyện cổ tích
D. Cả 3 đáp án trên
- - Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Bắc Hồng
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đội Cấn
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018, Trường THCS Nam Điền
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Bàn Đạt
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường THCS Thiệu Tiến
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường PTDTNT THCS Buôn Đôn