Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 !!
- Câu 1 : Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng
c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác
d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do
- Câu 2 : Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?
a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa
b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp
c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Câu 3 : Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động trình bày
c. Hành động cầu khiến
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
- Câu 4 : Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?
a. Học phải theo mục đích chân chính
b. Học phải đi đôi với hành
c. Phải làm theo điều được học
d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất
- Câu 5 : Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?
a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi
d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi
- Câu 6 : Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?
a. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
b. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
c. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả
- Câu 7 : Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?
a. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng
b. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng
c. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối
d. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng
- Câu 8 : Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?
a. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi
b. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi
c. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng
d. Cả a, b, c
- Câu 9 : Văn bản Nước Đại Việt ta nêu lên những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?
a. Tiền đề về nhân nghĩa
b. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt
c. Cả a và b
- Câu 10 : Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hạnh động cầu khiến
c. Hành đông bộc lộ cảm xúc
d. Hành động hứa hẹn
- Câu 11 : Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?
a. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi
b. Phê phán lối học thụ động
c. Phê phán lối học vẹt
d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn
- Câu 12 : Qua đoạn trích Đi bộ ngao du, em hiểu Ru – xô là người như thế nào?
a. Là người giản dị
b. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên
c. Người yêu tự do
d. Cả a, b, c
- Câu 13 : Quan hệ vai giao tiếp giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may là:
a. Quan hệ ngang hàng
b. Quan hệ trên dưới
c. Quan hệ thân sơ
- Câu 14 : Trong Bàn về phép học, Nguyễn Thiếp chủ yếu bàn về vấn đề gì?
a. Bàn về lối học hình thức
b. Bàn về mục đích học tập
c. Bàn về phương pháp học tập
d. Bàn về mục đích, phương pháp và tác dụng của việc học chân chính
- Câu 15 : Bác phó may dựa vào tính xấu nào của ông Giuốc – đanh để moi tiền ông ta?
a. Thói học đòi làm sang
b. Thói ưa nịnh
c. Sự quê kệch
d. Thói hoang phí
- Câu 16 : Câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động cầu khiến
c. Hành động trình bày
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
- Câu 17 : Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí minh trong bài thơ Ngắm trăng là:
a. Yêu thiên nhiên say mê, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng
b. Yêu quý, trân trọng trăng như người bạn tinh thần
c. Tinh thần thép vượt khó khăn, tâm hồn tự do hướng đến thiên nhiên
d. Cả a, b, c
- Câu 18 : Trật tự trong câu nào dưới đây biểu thị trình tự trước sau theo thời gian của sự việc được nói đến?
a. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó người ta đã chụp rồi
b. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
c. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
d. Sen tàn cúc lại nở hoa
- Câu 19 : Điểm giống nhau giữa Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì?
a. Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn với lịch sử dân tộc
b. Vừa mng tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí, nguyện vọng dân tộc
c. Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc
d. Cả a, b, c
- Câu 20 : Câu cầu khiến nào dưới đây không dùng để khuyên nhủ?
a. Có phải duyên nhau thì thắm lại./ Đừng xanh như lá, bạc như vôi
b. Các bạn trật tự đi!
c. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
d. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!
- Câu 21 : Điều gì không xuất hiện trong nỗi nhớ của Tế Hanh khi phải xa quê hương?
a. Màu nước xanh
b. Cá bạc
c. Biển lặng gió
d. Con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
- Câu 22 : Ý nghĩa câu kết: “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” thể hiện điều gì?
a. Lời ban bố quyết định dời đô
b. Lời phủ dụ yên dân
c. Sự rút ngắn khoảng cách giữa vua và nhân dân trăm họ
d. Cả a, b, c
- Câu 23 : Câu nào sau đây là câu phủ định bác bỏ?
a. Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc
b. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp
c. Không, chúng con không đói nữa đâu
d. Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm.
- Câu 24 : Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
- Câu 25 : Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán.
- Câu 26 : Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
- Câu 27 : II-Tự luậnViết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ:
- Câu 28 : Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
- Câu 29 : Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”
- Câu 30 : Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:
- Câu 31 : Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Nghĩa Bình
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Giao Tân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018 Phòng GD&ĐT Văn Bàn
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 8 năm 2019 - Phòng GD&ĐT Việt Trì
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Thuỷ
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Hùng