30 bài tập Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hi...
- Câu 1 : Biến dị di truyền không bao gồm các loại sau:
A Đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể.
B Đột biến gen không gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể.
C Thường biến.
D Biến dị tổ hợp.
- Câu 2 : Định nghĩa nào sau đây đúng khi nói về thường biến?
A Thường biến là những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
B Thường biến là những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
C Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
D Thường biến là những biến đổi ở môi trường của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của kiểu hình.
- Câu 3 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
A Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
B Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường còn kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
C Kiểu hình không phải là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
D Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã có sẵn.
- Câu 4 : Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới?
A Thường biến.
B Biến dị tổ hợp.
C Biến dị đột biến.
D Thường biến và biến dị tổ hợp.
- Câu 5 : Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc vào:
A Kiểu gen.
B Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
C Tác nhân gây đột biến.
D Môi trường.
- Câu 6 : Sự xuất hiện các tổ hợp tính trạng mới qua quá trình giao phối được gọi là:
A Thường biến.
B Biến dị tổ hợp.
C Đột biến.
D Mức phản ứng.
- Câu 7 : Tính chất nào dưới đây của thường biến là không đúng:
A Phát sinh dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
B Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định của một nhóm cá thể.
C Tương ứng với điều kiện môi trường nên có ý nghĩa thích nghi.
D Di truyền do liên quan tới những biến đổi trong kiểu gen.
- Câu 8 : Một tính trạng của cơ thể được hình thành do:
A Hoàn toàn do kiểu gen quy định.
B Hoàn toàn do ngoại cảnh quy định.
C Do tương tác giữa hiểu gen và môi trường.
D Cả 3 khả năng trên đều có thể xảy ra.
- Câu 9 : Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?
A Điều kiện môi trường.
B Kiểu gen của cơ thể.
C Thời kỳ phát triển.
D Thời kỳ sinh truởng.
- Câu 10 : Thường biến có vai trò:
A Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình.
B Giúp cơ thể thích nghi tốt hơn và có thể tồn tại trước những thay đổi nhất thời của điều kiện sống.
C Giúp cơ thể thích nghi tốt hơn và có thể tồn tại trước những thay đổi theo chu kỳ của điều kiện sống.
D Tất cả đều đúng.
- Câu 11 : Khi nói về mức phản ứng, nội dung nào sau đây là không đúng:
A Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tùy theo kiểu gen của từng giống.
B Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp,tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
C Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
D Trong một kiểu gen , các các thể đều có chung một mức phản ứng.
- Câu 12 : Trong sản xuất nông nghiệp yếu tố nào là quan trọng để nâng cao năng suất của vật nuôi, cây trồng?
A Giống và kỹ thuật chăm sóc là quan trọng như nhau.
B Kĩ thuật chăm sóc quan trọng hơn.
C Giống quan trọng hơn.
D Tùy điều kiện cụ thể mà giống hay kĩ thuật quan trọng hơn.
- Câu 13 : Thường biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì:
A Là đặc điểm thích nghi kiểu hình trước những thay đổi tức thời hay theo chu kỳ của môi trường sống.
B Phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
C Đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen.
D Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định.
- Câu 14 : Biến đổi sau đây không phải thường biến là:
A Sự thay đổi màu lông theo mùa của gấu Bắc cực
B Sự tăng tiết mồ hôi của cơ thể khi gặp môi trường nóng
C Sự xuất hiện màu da bạch tạng trên cơ thể
D Hiện tượng xù lông ở chim khi trời lạnh
- Câu 15 : Cho các nhận định sau
A 1, 2, 5.
B 1,2, 3,4.
C 1,2,3,5.
D 1,3,4,5.
- Câu 16 : Ví dụ nào sau đây là thường biến?
A Hầu hết những người châu Á có mắt đen.
B Người châu Á thường có kích thước cơ thể bé hơn người châu Âu.
C Những người sống ở vùng nóng, thường xuyên tiếp xúc với nắng da thường đen hơn.
D Có rất nhiều người châu Âu có tóc bạch kim.
- Câu 17 : Trong chăn nuôi, trồng trọt, tính trạng chất lượng có mức phản ứng …..(H: hẹp; R: rộng), tính trạng số lượng có mức phản ứng…..(H: hẹp; R: rộng). Mức phản ứng của từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng …..(G: giống; L: loài).
A R; H; L
B H; R; G.
C H; R; L.
D R; H; G
- Câu 18 : Cho các hiện tượng sau đây:
A 1
B 3
C 4
D 2
- Câu 19 : Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A Có kiểu gen khác nhau.
B có kiểu hình giống nhau.
C Có cùng kiểu gen.
D Có kiểu hình khác nhau.
- Câu 20 : Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thường biến?
A Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
B Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
C Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.
D Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
- Câu 21 : Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định
B Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha...) được gọi lá mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X
C Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi
D giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trang năng suất.
- Câu 22 : Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng của kiểu gen?
A Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.
B Cùng một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau,
C Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.
D Mức phản ứng là những biến đổi do môi trường không phụ thuộc vào kiểu gen.
- Câu 23 : Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, chỏm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm có màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì
A lông mọc lại ở đó có màu trắng
B lông mọc lại ở đó có màu đen.
C lông ở đó không mọc lại nữa.
D lông mọc lại đổi màu khác bất kì.
- Câu 24 : Thường biến là những biến đổi về
A Cấu trúc di truyền.
B Kiểu hình của cùng một kiểu gen.
C Bộ nhiễm sắc thể.
D Một số tính trạng.
- Câu 25 : Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:
A 1, 2
B 1, 3
C 2, 3
D 2, 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen