Trắc nghiệm Sinh 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (t...
- Câu 1 : Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được?
A. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
B. Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào
C. Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
D. Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào
- Câu 2 : Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của
A. dạ dày
B. thực quản
C. ruột non
D. ruột già
- Câu 3 : Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng
A. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà
B. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch
C. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn
D. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa
- Câu 4 : Vì sao gà thường hay ăn các hạt sạn và sỏi nhỏ
A. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa
B. Chúng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho gà
C. Giúp tăng nhu động ruột
D. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn trong mề
- Câu 5 : Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ
B. Răng nanh nghiền nát cỏ
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
D. Răng nanh giữ và giật cỏ
- Câu 6 : Ý nào sau đây là đúng với chức năng răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ
B. Răng nanh giữ và giật cỏ
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
D. Cả A, B và C
- Câu 7 : Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
C. Ngựa, thỏ, chuột
D. Trâu, bò, cừu, dê
- Câu 8 : Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
B. Ngựa, thỏ, chuột
C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
D. Trâu, bò, cừu, dê
- Câu 9 : Dạ dày có 4 túi là của các động vật nào sau đây ?
A. Trâu, thỏ, dê
B. Ngựa, hươu, bò
C. Trâu, bò, nai
D. Ngựa, bò, dê
- Câu 10 : Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?
(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển. (6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãngA. 2
B. 5
C. 3
D. 4
- Câu 11 : Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?
(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển. (6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãngA. 2,4,5,6
B. 2,3,4,5
C. 1,2,3,5
D. 1,4,5,6
- Câu 12 : Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?
A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ
C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
- Câu 13 : Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở đâu?
A. Dạ lá sách
B. Dạ tổ ong
C. Dạ cỏ
D. Dạ múi khế
- Câu 14 : Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ
- Câu 15 : Manh tràng phát triển ở dạ dày đơn có ý nghĩa
A. Tiêu hóa protein
B. Có hệ vi sinh vật để tiêu hóa xenlulozo
C. Tiêu hóa thức ăn giàu Lipit
D. Hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng
- Câu 16 : Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là
A. Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa
B. Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu
C. Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme
D. Hấp thụ nước để cô đặc chất thải
- Câu 17 : Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
- Câu 18 : Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A. Dạ múi khế
B. Dạ tổ ong
C. Dạ cỏ
D. Dạ lá sách
- Câu 19 : Ngăn dạ dày nào của trâu (bò) tiết axit HCl?
A. Dạ cỏ
B. Dạ tổ ong
C. Dạ múi khế
D. Dạ lá sách
- Câu 20 : Động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa?
A. Châu chấu
B. Gà
C. Thủy tức
D. Thỏ
- Câu 21 : Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng ống?
A. Giun đốt
B. Thủy tức
C. Động vật nguyên sinh
D. Giun dẹp
- Câu 22 : Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày của động vật nhai lại gồm các quá trình sau:
1. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật cỏ.
2. Thức ăn được nhào trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo.
3. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
4. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. Trình tự đúng các quá trình làA. 2 → 3 → 4 → 1
B. 2 → 3 → 1 → 4
C. 1 → 2 → 4 → 3
D. 2 → 1 → 4 → 3
- Câu 23 : Sự tiêu hoá thức ăn ở động vật nhai lại có đặc điểm nào khác?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
B. Vi sinh vật cộng sinh tiết enzim phá vỡ thành tế bào và tiêu hoá xellulôzơ
C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin
D. Cả A và B
- Câu 24 : Dạ tổ ong tiêu hoá thức ăn như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước