Trắc nghiệm Đánh nhau với cối xay gió có đáp án !!
- Câu 1 : Xéc-van-tét là nhà văn nước nào?
A. Đan Mạch
B. Mỹ
C. Tây Ban Nha
D. Bồ Đào Nha
- Câu 2 : Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét?
A. Là một tiểu thuyết nhại lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này.
B. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhằm ca ngợi hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.
C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ XVI.
D. Là một tiểu thuyết viết về mối quan hệ giữa giới quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ XVI.
- Câu 3 : Dòng nào nói đầy đủ nhất về ý nghĩa phổ biến của từ hiệp sĩ?
A. Là người có sức mạnh
B. Là một người có lòng hào hiệp
C. Là người hay bênh vực kẻ yếu trong xã hội cũ
D. Cả A, B, C đều đúng
- Câu 4 : Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?
A. Đôn Ki-hô-tê
B. Xéc-van-tét
C. Xan-chô Pan-xa
D. Các nhân vật khác
- Câu 5 : Sự việc nào không phải là sự việc chính được Xéc-van-tét nói đến trong đoạn trích?
A. Việc nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
B. Thái độ và hành động của mỗi người trước những chiếc cối xay gió
C. Đôn Ki-hô-tê băn khoăn và hỏi ý kiến Xan-chô Pan-xa xem có nên đánh những chiếc cối xay gió hay không?
D. Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ.
- Câu 6 : Theo em, vì sao Đôn Ki-hô-tê không để ý đến chuyện ăn, ngủ?
A. Vì Đôn Ki-hô-tê muốn nhường đồ ăn và canh gác cho Xan-chô Pan-xa ngủ.
B. Vì Đôn Ki-hô-tê không muốn có thói quen sinh hoạt như người bình thường.
C. Vì Đôn Ki-hô-tê muốn mình giống với các hiệp sĩ giang hồ khác, chỉ nghĩ đến tình nương là đủ.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
- Câu 7 : Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió?
A. Chiến khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì.
B. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ.
C. Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành.
D. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân.
- Câu 8 : Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?
A. Là một cuộc giao tranh lớn.
B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.
C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại.
D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.
- Câu 9 : Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?
A. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp.
B. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.
C. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng.
D. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê.
- Câu 10 : Vì sao Đôn Ki-hô-tê không nhịn được cười khi nói chuyện với giám mã của mình?
A. Vì hiệp sĩ nhất định phải cười khi nghe giám mã nói chuyện.
B. Vì tính cách chất phác của giám mã.
C. Vì giám mã nói toàn những chuyện gây cười.
D. Vì Đôn Ki-hô-tê là người thích cười đùa.
- Câu 11 : Câu nói sau của Đôn Ki-hô-tê giúp em hiểu gì về con người lão?
A. Đây là một người hoàn toàn không biết sợ một ai hay một thế lực nào.
B. Đôn Ki-hô-tê coi thường tất cả mọi sự đau đớn.
C. Đôn Ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.
D. Đôn Ki-hô-tê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-chô Pan-xa.
- Câu 12 : Cách nào không phải là cách nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?
A. Để cho nhân vật tự bộc lộ mình.
B. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.
C. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.
D. Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.
- Câu 13 : Nội dung tư tưởng của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió là gì?
A. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn thể hiện Đôn Ki-hô-tê vừa là một người đáng trách, vừa là một người đáng thương.
B. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn làm rõ sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
C. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.
D. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê.
- Câu 14 : Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô Pan-xa ở một vào tình trạng như thế nào?
A. Không tỉnh táo lắm.
B. Hoàn toàn tỉnh táo.
C. Mê muội đến mức mù quáng.
D. Đang say rượu.
- Câu 15 : Nhận xét nào nói đầy đủ nhất tính cách của Đôn Ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?
A. Là một người có nhiều điểm tốt đẹp
B. Là một người có những hành động nực cười
C. Là một người hết sức điên rồ cả trong ước muốn và hành động
D. Gồm A và B
- Câu 16 : Qua năm sự việc ấy, phân tích những nét hay và nét dở trong tính cách của nhân vật hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.
- Câu 17 : Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả mặt tốt và xấu.
- Câu 18 : Đối chiếu Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt: dáng vẻ, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động,... để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản.
- Câu 19 : Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trình tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp và bác giám mã được thể hiện.
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Nghĩa Bình
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Giao Tân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018 Phòng GD&ĐT Văn Bàn
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 8 năm 2019 - Phòng GD&ĐT Việt Trì
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Thuỷ
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Hùng