Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 31 (có đáp án): Ôn tập:...
- Câu 1 : Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
C. Hiệp ước Giáp Tuất.
D. Hiệp ước Hác-măng.
- Câu 2 : Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là
A. quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình.
B. quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
C. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
D. Triều đình nhà Nguyễn kiên định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
- Câu 3 : Điểm tương đồng trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883) của quân dân Bắc Kì là gì?
A. Đặt dưới sự chỉ huy của quan quân triều đình Huế, do Nguyễn Tri Phương đứng đầu.
B. Có sự phối hợp chiến đấu giữa quan quân triều đình nhà Nguyễn với nhân dân Bắc Kì.
C. Có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
D. Làm phá sản hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
- Câu 4 : Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, để xúc tiến âm mưu xâm lược Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước Việt Nam, thực dân Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn, ngoại trừ
A. phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
B. lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống triều đình.
C. hậu thuẫn, xúi giục Giăng Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
D. vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Câu 5 : Tổn thất nghiêm trọng nhất của Việt Nam sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là
A. Mở ba của biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) vào buôn bán.
B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
C. Nhà Nguyễn công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
D. Nhà Nguyễn thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.
- Câu 6 : Kí kết Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. Bắc kì và Trung Kì là vùng đất bảo hộ của Pháp.
B. sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn là đất thuộc Pháp.
C. Pháp được quyền cai trị ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
D. nền bảo hộ của Pháp tại Trung Kì và Nam Kì.
- Câu 7 : Việc triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến đấu chống Pháp của nhân dân Việt Nam?
A. Cứu nguy cho số phận quân Pháp, gây bất lợi cho nhân dân kháng chiến.
B. Triều đình nhà Nguyễn tiếp tục lấn sâu vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng.
C. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược các tỉnh Nam Kì.
D. Gây cho nhân dân tâm lí dao động, sợ hãi sức mạnh của thực dân Pháp.
- Câu 8 : Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là
A. một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
B. một vùng tự trị của Trung Hoa.
C. một quốc gia thuộc Liên bang Đông Dương.
D. một vùng tự trị của Nhật Bản.
- Câu 9 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là
A. khởi nghĩa Ba Đình.
B. khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. khởi nghĩa Hương Khê.
- Câu 10 : Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
C. Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.
D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam.
- Câu 11 : Đâu không phải lý do khiến thực dân Pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?
A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp.
B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Ưu thế của Pháp sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh ở Canada.
D. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Câu 12 : Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào dưới đây?
A. Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm chống Pháp.
B. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
C. Tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam.
D. Nhân dân Việt Nam thiếu quyết tâm chống thực dân Pháp.
- Câu 13 : Vào năm 1872, cơ quan nào của triều đình nhà Nguyễn đã tấu xin vua Tự Đức mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung (Đà Nẵng, Ba Lạt và Đồ Sơn) để thông thương với nước ngoài?
A. Viện Cơ mật.
B. Sở Tịch điền.
C. Viện Thương bạc.
D. Hàn lâm viện.
- Câu 14 : Người dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức (vào các năm 1877 và 1882), đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước là
A. Nguyễn Trường Tộ.
B. Đinh Văn Điền.
C. Nguyễn Lộ Trạch.
D. Trần Đình Túc.
- Câu 15 : Nhân tố chủ quan dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.
B. Ảnh hưởng từ phong trào Duy tân Mậu Tuất của Trung Quốc.
C. Ảnh hưởng từ thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
D. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Câu 16 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
B. Diễn ra theo 2 xu hướng: bạo động và cải cách.
C. Bị thực dân Pháp đàn áp nên cuối cùng thất bại.
D. Đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc.
- Câu 17 : “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
B. Nguyễn Tất Thành đến Liên Xô hoạt động cách mạng.
C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam lãnh đạo cách mạng
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8