Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 tr...
- Câu 1 : Thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là
A. tập thể.
B. nước ngoài.
C. tư nhân, cá thể.
D. nhà nước.
- Câu 2 : Các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.
B. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
C. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây.
- Câu 3 : Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của
A. dải đồng bằng hẹp ven biển.
B. dãy núi Trường Sơn Bắc.
C. dãy núi Bạch Mã.
D. dãy núi Hoàng Sơn.
- Câu 4 : Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là
A. thiên tai khắc nghiệt.
B. đất nông nghiệp khan hiếm.
C. tài nguyên không nhiều.
D. dân số đông.
- Câu 5 : Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào
A. sự phân bố các ngành sản xuất.
B. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.
C. sự phân bố các tài nguyên du lịch.
D. sự phân bố dân cư và đô thị.
- Câu 6 : Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì
A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Câu 7 : Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. hoạt động chế biến hải sản đa dạng.
B. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực.
C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá.
D. liền kề nhiều ngư trường .
- Câu 8 : Biểu hiện rõ nhất của việc khai thác lãnh thổ công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là vấn đề
A. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
B. xây dựng các công trình thủy lợi lớn.
C. phát triển cơ sở năng lượng.
D. đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
- Câu 9 : Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yếu là
A. gia cầm.
B. bò sữa.
C. cây công nghiệp dài ngày.
D. cây công nghiệp ngắn ngày.
- Câu 10 : Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ
A. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
C. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
D. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
- Câu 11 : Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư là
A. trung tâm công nghiệp.
B. điểm công nghiệp.
C. khu công nghiệp.
D. vùng công nghiệp.
- Câu 12 : Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. rừng đặc dụng.
B. rừng trồng.
C. rừng sản xuất.
D. rừng phòng hộ.
- Câu 13 : Ưu thế về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long so với đồng bằng sông Hồng thể hiện ở
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nhiệt ẩm cao.
C. diện tích lớn.
D. nguồn nước dồi dào.
- Câu 14 : Khu vực nào sau đây có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước?
A. Duyên hải miền Trung.
B. Trung du-miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ và vùng phụ cận.
D. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
- Câu 15 : Hoạt động công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Địa hình cao, dốc.
B. Thiếu khoáng sản.
C. Vùng này thưa dân.
D. Trình độ phát triển kinh tế thấp.
- Câu 16 : Ngoài việc phát điện, việc xây dựng các bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên còn có ý nghĩa to lớn nào sau đây?
A. Tiết kiệm nguồn nước và chi phí xây dựng, bảo vệ đất, rừng.
B. Tiết kiệm nguồn nước và chi phí xây dựng, cung cấp nước cho nuôi trồng.
C. Tiết kiệm nguồn nước và chi phí xây dựng, cung cấp nước tưới.
D. Tiết kiệm nguồn nước và chi phí xây dựng, bảo vệ tài nguyên-môi trường.
- Câu 17 : Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)A. Đường?
B. Cột.
C. Miền.
D. Kết hợp.
- Câu 18 : Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nguồn nước.
B. địa hình.
C. khí hậu.
D. đất đai.
- Câu 19 : Đường dây 500 KV tuyến đầu tiên và có quy mô lớn nhất của nước ta nối
A. Hoà Bình-Phú Lâm.
B. Lạng Sơn-Cà Mau.
C. Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Hoà Bình-Cà Mau.
- Câu 20 : Để sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lí ở đồng bằng sông Cửu Long thì cần chú trọng đầu tư nhiều nhất vấn đề nào sau đây?
A. Khai hoang mở rộng diện tích, tăng hệ số sử dụng ruộng đất.
B. Vừa cải tạo đất vừa thay đổi giống mới cho sản xuất.
C. Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn ở vùng ven biển.
D. Thủy lợi để cải tạo đất, giải quyết nước cho sinh hoạt, sản xuất.
- Câu 21 : Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn.
B. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.
C. hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp.
D. đắp đê ngăn lũ, giải quyết nguồn nước.
- Câu 22 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về "ngành công nghiệp trọng điểm"?
A. Là ngành có thế mạnh lâu dài.
B. Là ngành sử dụng nhiều lao động.
C. Là ngành có tài nguyên lâu dài.
D. Là ngành sử dụng nhiều tài nguyên.
- Câu 23 : Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội hiện nay và sau này của vùng đồng bằng sông Hồng là
A. nước.
B. khí hậu.
C. khoáng sản.
D. đất.
- Câu 24 : Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất nước ta?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 25 : Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất là
A. Gia Lai.
B. Lâm Đồng.
C. Đắk Lắk.
D. Đắk Nông.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh (thành phố) nào của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có 3 cảng biển quan trọng nhất?
A. Bình Định.
B. Đà Nẵng.
C. Quảng Ngãi.
D. Khánh Hòa.
- Câu 27 : Trung du-miền núi Bắc Bộ có thế mạnh kinh tế nổi bật về
A. luyện kim màu
B. luyện kim đen.
C. năng lượng.
D. hóa chất, phân bón.
- Câu 28 : Vấn đề sản xuất lương thực-thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ cần được giải quyết bằng cách
A. đẩy mạnh chăn nuôi lợn.
B. đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
C. đẩy mạnh thâm canh lúa.
D. đẩy mạnh trồng rừng.
- Câu 29 : Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào
A. độ cao của các cao nguyên thích hợp.
B. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp.
C. đất đỏ badan thích hợp.
D. khí hậu trên 1000m mát mẻ.
- Câu 30 : Trữ năng thủy đi ện của Tây Nguyên đứng thứ hai cả nước, tập trung trên các sông
A. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai.
B. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc.
C. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng.
D. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc.
- Câu 31 : Vùng tập trung than đá (than antraxit) với quy mô lớn ở nước ta là
A. Lạng Sơn.
B. Cà Mau.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Quảng Ninh.
- Câu 32 : Đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là
A. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng.
B. sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
C. năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
D. nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
- Câu 33 : Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là
A. Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang.
B. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
C. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.
D. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
- Câu 34 : Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là
A. thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
B. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi.
C. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.
D. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn.
- Câu 35 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có bao nhiêu khu kinh tế ven biển?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 36 : Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin
A. cấp tỉnh (thành phố).
B. cấp quốc gia.
C. cấp vùng.
D. quốc tế.
- Câu 37 : Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp?
A. khu công nghệ cao.
B. khu kinh tế mở.
C. khu công nghiệp tập trung.
D. khu chế xuất.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)