Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - T...
- Câu 1 : Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
A. 2 NST.
B. 8 NST.
C. 16 NST.
D. 4 NST.
- Câu 2 : Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là bao nhiêu?
A. 20
B. 50
C. 100
D. 200
- Câu 3 : Vì sao NST mang gen và tự nhân đôi?
A. Vì nó chứa ADN
B. Vì nó chứa gen.
C. Vì nó chứa prôtêin và ADN.
D. Vì nó chứa prôtêin.
- Câu 4 : Đặc điểm chung về cấu tạo của phân tử ADN, ARN, prôtêin là gì?
A. Đều được cấu tạo từ các axit amin.
B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau.
C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit.
D. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Câu 5 : Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là quá trình gì?
A. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
B. Sự phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con
C. Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
- Câu 6 : Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là bao nhiêu?
A. 46 NST
B. 47 NST
C. 48 NST
D. 49 NST
- Câu 7 : Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là dạng đột biến nào?
A. Lặp đoạn
B. Chuyển đoạn
C. Đảo đoạn
D. Mất đoạn
- Câu 8 : Phương pháp nào dưới đây KHÔNG được áp dụng để nghiên cứu di truyền người?
A. Lai phân tích.
B. Phân tích phả hệ.
C. Nghiên cứu tế bào.
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Câu 9 : Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến nào?
A. Dị bội thể ở cặp NST số 23.
B. Thêm một NST số 23.
C. Thêm một NST số 21
D. Dị bội thể ở cặp NST số 21
- Câu 10 : Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polypeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là dạng nào?
A. Thay cặp nucleôtit này bằng cặp nucleôtit khác.
B. Mất một cặp nucleôtit.
C. Thêm một cặp nucleôtit.
D. Đảo vị trí cặp nuclêotit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau.
- Câu 11 : Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp số 21 là bao nhiêu?
A. 4 nhiễm sắc thể.
B. 3 nhiễm sắc thể.
C. 2 nhiễm sắc thể.
D. 1 nhiễm sắc thể.
- Câu 12 : Trên ruộng lúa, người ta thấy có một số cây mạ màu trắng, đó là loại đột biến nào?
A. Dị bội thể.
B. Đột biến gen.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D. Đa bội thể.
- Câu 13 : Để tăng sản lượng củ cải, giúp cây có khả năng sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với môi trường người ta sử dụng loại biến dị nào?
A. Dị bội thể.
B. Đa bội thể.
C. Biến bị tổ hợp.
D. Biến dị thường.
- Câu 14 : Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
- Câu 15 : Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu?
A. 26
B. 25
C. 24
D. 23
- Câu 16 : Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n + 1?
A. Tớcnơ.
B. Đao.
C. Bạch tạng.
D. Câm điếc bẩm sinh.
- Câu 17 : Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?ABCDEFGH → ABCDEFG
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
- Câu 18 : Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là bao nhiêu?
A. 75%.
B. 87,5%.
C. 18,75%.
D. 25%.
- Câu 19 : Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn của giống người ta đã tiến hành như thế nào?
A. Lai khác dòng.
B. Tự thụ phấn.
C. Lai khác thứ.
D. Lai thuận nghịch.
- Câu 20 : Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?
A. aaBbCc x aabbCc.
B. AaBbCc x AaBbCc.
C. AABBCc x aabbCc.
D. AABBCC x aabbcc.
- Câu 21 : Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích gì?
A. Cải tiến giống.
B. Tạo giống mới.
C. Tạo ưu thế lai.
D. Tạo dòng thuần.
- Câu 22 : Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?
A. Bộ phận cành.
B. Bộ phận thân.
C. Bộ phận rễ.
D. Đỉnh sinh trưởng.
- Câu 23 : Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng gì?
A. Tổng hợp được kháng thể.
B. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau.
C. Sản xuất ra chất kháng sinh.
D. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người.
- Câu 24 : Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây?
A. Lai phân tích.
B. Lai kinh tế.
C. Giao phối cận huyết
D. Giao phối ngẫu nhiên
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN