Đề ôn tập Chương 2 môn Lịch sử 10 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Sự kiện nào đánh dấu nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh?
A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn.
B. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
C. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt.
D. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
- Câu 2 : Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?
A. Hành động tàn bạo của quân Minh.
B. Sự phản bội của một số binh lính.
C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.
- Câu 3 : Cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên còn dong thuyền tấn công
A. Chiêm Thành.
B. Chân Lạp.
C. Champa.
D. Phù Nam.
- Câu 4 : Cho câu thơ sau:“…nhất trận hỏa công
A. Chương Dương.
B. Bạch Đằng.
C. Hàm Tử.
D. Vạn Kiếp.
- Câu 5 : Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Chương Dương.
D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
- Câu 6 : Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Tống?
A. giai đoạn một.
B. giai đoạn hai.
C. giai đoạn ba.
D. giai đoạn bốn.
- Câu 7 : “Loạn 12 sứ quân” là tình trạng của đất nước ta dưới thời nhà Ngô sau khi
A. Ngô Quyền mất.
B. Nhà Đinh được thành lập.
C. Ngô Quyền xưng vương.
D. Nhà Tiền Lê được thành lập.
- Câu 8 : Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào?
A. Ngô, Đinh.
B. Đinh, Tiền Lê.
C. Lý, Trần.
D. Hồ, Lê Sơ.
- Câu 9 : Trong những năm 60 của thế kỉ XV, khi đất nước cường thịnh, vua Lê Thánh Tông đã có chủ trương gì?
A. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.
B. Đưa các quý tộc vương hầu và con em quan lại cao cấp làm quan.
C. Tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
D. Quyết định đổi tên nước là Đại Việt.
- Câu 10 : Chính quyền trung ương từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê được tổ chức
A. ngày càng lỏng lẻo.
B. ngày càng chặt chẽ.
C. giống với phương Tây.
D. giống với nhà Đường.
- Câu 11 : Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?
A. Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao.
B. Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.
C. Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.
D. Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.
- Câu 12 : Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
A. ba lần.
B. bốn lần.
C. hai lần.
D. một lần.
- Câu 13 : Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta trong khi nhà Tống đang ở giai đoạn
A. khủng hoảng.
B. phát triển mạnh mẽ.
C. mới hình thành.
D. khôi phục kinh tế.
- Câu 14 : Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, đạo Phật đóng vai trò như thế nào trong đời sống tư tưởng của người Việt?
A. hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến.
B. hình thành những nguyên tắc cơ bản trong các mối quan hệ xã hội.
C. giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến.
D. là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục và thi cử.
- Câu 15 : Nho giáo chính thức được nâng lên địa vị độc tôn từ triều đại nào?
A. Trần.
B. Lê sơ.
C. Lý.
D. Nguyễn.
- Câu 16 : Giáo dục Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV đóng vai trò gì quan trọng?
A. trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước.
B. khoa cử chưa trở thành nguồn đào tạo quan lại chính thống.
C. giáo dục ngày càng được tôn vinh và phát triển mạnh mẽ.
D. cứ ba năm tổ chức một kì thi hội để chọn tiến sĩ.
- Câu 17 : Triều vua nào thời Lê sơ đã tổ chức 12 khoa thi Hội?
A. Lê Thánh Tông.
B. Lê Nhân Tông.
C. Lê Nghi Dân.
D. Lê Uy Mục.
- Câu 18 : Nhân tố nào sau đây góp phần thúc đẩy văn học Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV phát triển?
A. nghệ thuật.
B. kinh tế.
C. dân cư.
D. giáo dục.
- Câu 19 : Nghệ thuật múa rối ở Đại Việt được phát triển từ triều đại nào?
A. Lý.
B. Trần.
C. Hồ.
D. Lê sơ.
- Câu 20 : Các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV đã thực hiện chính sách gì đối với các dân tộc ít người?
A. chính sách đoàn kết.
B. chính sách trấn áp.
C. chính sách hòa hiếu.
D. chính sách dụ dỗ.
- Câu 21 : Các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào đối với các nước láng giềng ở phía tây và phía nam?
A. thực hiện đầy đủ lệ triều cống.
B. sẵn sàng đoàn kết chiến đấu khi có chiến tranh.
C. luôn giữ mối quan hệ thân thiện.
D. luôn giữ vững tư thế của quốc gia độc lập, tự chủ.
- Câu 22 : Quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV được chia thành những bộ phận nào?
A. dân binh, công binh.
B. cấm quân, ngoại binh (lộ binh).
C. cấm quân, công binh.
D. cấm quân, công binh.
- Câu 23 : Bộ luật được ban hành dưới thời Lê có tên gọi là
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Luật Lê Thánh Tông.
D. Quốc triều Hình luật.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến