Đề thi HK1 môn Địa lí 7 năm 2020 - Trường THCS Lươ...
- Câu 1 : Thảm thực vật không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa là gì?
A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.
B. đồng cỏ cao nhiệt đớ
C. rừng ngập mặn.
D. rừng rậm xanh quanh năm.
- Câu 2 : Một hình thức làm lúa ở đồi núi rất độc đáo là gì?
A. Đốt rừng làm lúa.
B. Lấp bằng thung lũng trồng lúa.
C. Làm ruộng bậc thang.
D. Bơm nước trồng lúa.
- Câu 3 : Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do đâu?
A. công nghệ khai thác khoáng sản lạc hậu.
B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.
C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
D. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
- Câu 4 : Tại sao dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh?
A. gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn.
B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.
C. chính sách di dân của nhà nước.
D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao.
- Câu 5 : Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo yếu tố nào?
A. Vĩ độ
B. Kinh độ
C. Nhiệt độ
D. Lượng mưa
- Câu 6 : Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo yếu tố nào?
A. Độ cao
B. Mùa
C. Chất đất
D. Vùng
- Câu 7 : Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số như thế nào?
A. thấp nhất
B. cao nhất
C. mức trung bình
D. ổn định
- Câu 8 : Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào?
A. đồng bằng.
B. các trục giao thông lớn.
C. ven biển, các con sông lớn.
D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
- Câu 9 : Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là gì?
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
- Câu 10 : Vị trí nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam là đới nào?
A. đới nóng
B. đới cận nhiệt
C. đới ôn hòa
D. đới lạnh
- Câu 11 : Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là gì?
A. Rừng lá kim, rừng thưa
B. Rừng xích đạo ẩm
C. Rừng thưa và xa van
D. Rừng hỗn giao, rừng xa van
- Câu 12 : Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của khí hậu nào?
A. khí hậu ôn đới lục địa
B. khí hậu ôn đới hải dương
C. khí hậu nhiệt đới gió mùa
D. khí hậu nhiệt đới xích đạo
- Câu 13 : Trên các cao nguyên ở nước ta thường được trồng cây gì?
A. cao su, cà phê
B. chè, cà phê, điều
C. dừa, cây rừng
D. cà phê, lúa nước
- Câu 14 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là gì?
A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn.
C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.
D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.
- Câu 15 : Đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do hậu quả nghiêm trọng của:
A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt
B. bùng nổ dân số ở đới nóng
C. ô nhiễm môi trường đất, nước
D. nền kinh tế chậm phát triển
- Câu 16 : Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực nào?
A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.
B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.
D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.
- Câu 17 : Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa là nước nào?
A. Hoa Kỳ, Nhật Bản.
B. Đức, Trung Quốc.
C. Anh, Pháp, Ấn Độ.
D. Ấn Độ, Trung Quốc.
- Câu 18 : Các đô thị thuộc đới ôn hòa có nhiều dân thành thị là do nguyên nhân nào?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ.
C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.
D. Sự phát triển của nông nghiệp đòi hỏi nhiều lao động.
- Câu 19 : Ở đới lạnh thường có thiên tai nào xảy ra?
A. núi lửa
B. bão cát
C. bão tuyết
D. động đất
- Câu 20 : Ở đới lạnh, người ta thường di chuyển bằng hương tiện nào?
A. Các xe trượt tuyết do chó kéo.
B. Các xe trượt tuyết do tuần lộc kéo.
C. Đi máy bay và xe trượt tuyết.
D. Các xe trượt tuyết như mô tô.
- Câu 21 : Ở Nam Mĩ các dân tộc ở miền núi thường sống ở đâu?
A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.
B. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.
C. Sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa.
D. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.
- Câu 22 : Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là gì?
A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
B. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
D. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
- Câu 23 : Các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa có hạn chế lớn nhất nào?
A. nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
B. làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
D. làm mất đi nhiều cảnh quan tự nhiên.
- Câu 24 : Các dòng biển lạnh chảy gần bờ của các lục địa có ảnh hưởng thế nào?
A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.
B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.
C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.
D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.
- Câu 25 : Diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp là do đâu?
A. con người dùng tàu phá băng
B. Trái Đất đang nóng lên.
C. nước biển dâng cao.
D. ô nhiễm môi trường nước.
- Câu 26 : Các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc?
A. Chúc, I-a-cút, Xa-mô-y-ét, La-pông, I-núc.
B. Madagascar, Botswana, Bénin, I-núc.
C. Madagascar, Botswana, Chúc, I-a-cút.
D. Chúc, I-a-cút, Botswana, Bénin.
- Câu 27 : Môi trường không thuộc đới ôn hòa là môi trường nào sau đây?
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường nhiệt đới gó mùa.
C. Môi trường ôn đới lục địa.
D. Môi trường địa trung hải.
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 2 Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 1 Dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 3 Quần cư. Đô thị hoá
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 4 Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 5 Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 6 Môi trường nhiệt đới
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 8 Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 9 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 23 Môi trường vùng núi