- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh tới hô hấp
- Câu 1 : Điều nào không phải do nồng độ \(CO_2\) tăng cao gây ra ?
A Ức chế hoạt tính của các enzyme hô hấp.
B Làm đóng khí khổng nên cây không lấy được \(O_2\)
C Cây không thải được \(CO_2\)
D Thúc đẩy quá trình hô hấp sáng.
- Câu 2 : Hô hấp sẽ bị ảnh hưởng khi nồng độ \(O_2\) trong không khí:
A Giảm xuống dưới 0,03%
B Giảm xuống dưới 21%
C Giảm xuống dưới 5%
D Giảm xuống dưới 10%
- Câu 3 : Nội dung nào dưới đây về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật là không đúng ?
A Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ do liên quan đến hoạt động xúc tác của enzyme
B Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ được biểu diễn bằng đường cong một đỉnh.
C Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 10 – \(15^oC\).
D Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp biến thiên trong khoảng 30 – \(35^oC\)
- Câu 4 : Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng ?
A Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp
B Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
C Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
D Cung cấp proton H+ và năng lượng cho quá trình hô hấp.
- Câu 5 : Cây sẽ chuyển sang phân giải kị khí khi nồng độ \(O_2\) trong không khí :
A Giảm xuống dưới 0,03%
B Giảm xuống dưới 21%
C Giảm xuống dưới 5%
D Giảm xuống dưới 10%
- Câu 6 : Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nồng độ \(O_2\) đến quá trình hô hấp ở thực vật là không đúng ?
A Oxi tham gia vào quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.
B Oxi là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi chuyền electron để hình thành nước trong quá trình hô hấp
C Khi nông độ \(O_2\) của không khí giảm xuống dưới 10% thì cây sẽ chuyển sang phân giải kị khí.
D Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với nồng độ \(O_2\) của không khí.
- Câu 7 : Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là:
A Nơi cất giữ phải có nhiệt độ cao vừa phải
B Nơi cất giữ phải cao ráo
C Phải để chỗ kín để không ai thấy
D Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.
- Câu 8 : Điều nào sau đây là mục tiêu quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả ?
A Giữ được dạng sống tiềm ẩn để có thể làm cây giống, trồng tỉa sau này
B Giữ được đến mức tối đa về mặt số lượng và chất lượng của đối tượng được bảo quản, trong suốt quá trình bảo quản
C Làm tăng chất lượng nông sản của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản
D Bảo quản được càng lâu càng tốt.
- Câu 9 : Biện pháp điều chỉnh thành phần khí trong bảo quản nhằm mục đích cơ bản là:
A Điều hòa về chất lượng nông phẩm
B Điều hòa về số lượng
C Điều hòa hoạt động của vi sinh vật
D Điều hòa hô hấp thích hợp
- Câu 10 : Hậu quả nào của quá trình hô hấp không có ý nghĩa với bảo quản nông sản:
A Phân giải chất hữu cơ
B Tăng \(CO_2\) giảm \(O_2\)
C Tăng nhiệt độ
D Thiếu năng lượng cho bảo quản
- Câu 11 : Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu ?
A Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16%
B Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp
C Sử dụng nồng độ \(CO_2\)
D Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước.
- Câu 12 : Đối với mỗi loại nông sản người ta thường sử dụng những biện pháp bảo quản khác nhau nhưng cách hiệu quả nhất đôi với tất cả các loại nông sản là ?
A Bảo quản trong kho hoặc trong túi nilon kín có nồng độ \(CO_2\) cao.
B Phun khí axetilen (đất đèn) lên đống nông sản
C Phơi khô
D Chứa trong kho lạnh
- Câu 13 : Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm bằng cách :
A Phơi khô rồi cất vào thùng kín
B Phơi khô rồi cất vào bao tải
C Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh
D Phơi khô rồi treo ở giàn bếp
- Câu 14 : Ứng dụng ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hô hấp, người ta có thể bảo quản nông sản tươi bằng cách
A Sấy khô
B Phơi khô
C Đặt vào tủ lạnh ở nhiệt độ \(5^oC\)
D Đặt vào ngăn đá tủ lạnh
- Câu 15 : Tại sao ta không nên để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh ?
A Vì nhiệt độ thấp ức chế hô hấp của rau quả
B Vì làm đóng băng nước trong tế bào rau củ
C Vì làm cho vi sinh vật trên thực phẩm hoạt động mạnh hơn
D Vì làm cho rau củ hô hấp mạnh, giảm chất lượng.
- Câu 16 : Để bảo quản hạt giống người ta thường dung biện pháp
A Sấy khô
B Phơi khô
C Bảo quản trong tủ lạnh
D Bảo quản ở kho có nồng độ oxi cao.
- Câu 17 : Khi hô hấp tăng…….(\(CO_2\); \(O_2\)) sẽ giảm (\(CO_2\); \(O_2\))……. sẽ tăng và khi …..(\(CO_2\); \(O_2\)) giảm quá mức,….. (\(CO_2\); \(O_2\)) tăng quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí.
A \(CO_2\); \(O_2\); \(CO_2\); \(O_2\)
B \(O_2\); \(CO_2\); \(CO_2\); \(O_2\)
C \(O_2\); \(CO_2\); \(O_2\); \(CO_2\)
D \(CO_2\); \(O_2\); \(O_2\); \(CO_2\).
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen