Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ
- Câu 1 : Tuyến được bộ được xem là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là
A quốc lộ 1A
B quốc lộ 9
C quốc lộ 14
D đường Hồ Chí Minh
- Câu 2 : Mạng lưới đường sắt phân bố ở khu vực nào dày đặc nhất ở nước ta?
A Miền Bắc
B Duyên hải miền Trung
C Tây Nguyên
D Bắc Trung Bộ
- Câu 3 : Các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là
A các tuyến giao thông hàng hải, hàng không quốc tế
B các tuyến đường ngang nối đồng bằng với trung du miền núi
C các tuyến giao thông vận tải Bắc – Nam
D các tuyến vận tải chuyên môn hoá
- Câu 4 : Khu vực miền Trung nước ta thuận lợi để xây dựng các cảng biển do
A thương mại phát triển rất sôi động
B thu hút được vốn đầu tư
C nằm ở vị trí cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc
D có nhiều vụng biển kín
- Câu 5 : Quốc lộ 1A kéo dài từ
A Lạng Sơn đến Cà Mau
B Lạng Sơn đến Kiên Giang
C Quảng Ninh đến Kiên Giang
D Quảng Ninh đến Cà Mau
- Câu 6 : Trở ngại lớn nhất trong việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải ở nước ta hiện nay là
A ý thức của người tham gia giao thông kém.
B thiếu lực lượng trong ngành giao thông.
C địa hình phức tạp, thiếu kỹ thuật và vốn đầu tư.
D sự phát triển các ngành kinh tế còn chậm.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết hầu hết các tuyến đường sắt của nước ta đều kết nối với trung tâm kinh tế nào sau đây
A Hải Phòng
B Đà Nẵng
C TP. Hồ Chí Minh
D Hà Nội
- Câu 8 : Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là
A đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không.
B đường sắt, đường sông, đường hàng không.
C đường sông, đường hàng không, đường biển.
D đường biển.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết Quốc lộ 1A không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?
A Tây Nguyên.
B Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Trung du và miền núi phía Bắc
- Câu 10 : Điểm nào sau đây không đúng với vai trò của tuyến quốc lộ 1A?
A Góp phần thúc đẩy sự phân hoá lãnh thổ.
B Đi qua các trung tâm dân cư.
C Nối liền nhiều vùng kinh tế.
D Tạo thuận lợi giao lưu với Lào.
- Câu 11 : Trong các loại hình vận tải, thì giao thông vận tải đường bộ (ô tô) ở nước ta
A Có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
B Chiếm ưu thế về khối lượng hàng hóa vận chuyển.
C Phát triển không ổn định.
D Có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao nhất.
- Câu 12 : Đây là hai thành phố được nối với nhau bằng đường sắt.
A Hải Phòng - Hạ Long.
B Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh.
C Đà Lạt - Đà Nẵng.
D Hà Nội - Thái Nguyên
- Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, Các cảng lớn của nước ta xếp theo thứ tự từ Nam ra Bắc là :
A Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ.
B Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Cái Lân, Hải Phòng.
C Sài Gòn, Cam Ranh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Thuận An, Cửa Lò, Hải Phòng, Cái Lân.
D Cam Ranh, Dung Quất, Quy Nhơn, Chân Mây, Vũng Áng, Nghi Sơn, Sài Gòn
- Câu 14 : Ngành vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa ở nước ta chủ yếu là do:
A vận chuyển trên các tuyến có chiều dài lớn
B có các đội tàu vận chuyển hàng trọng tải lớn
C Chở được những hàng hóa nặng, cồng kềnh
D có thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài
- Câu 15 : Phương hướng phát triển của ngành bưu chính trong giai đoạn tới không bao gồm
A Phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa
B Tin học hóa
C đẩy nhanh tốc độ phát triển
D đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh
- Câu 16 : Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông ở nước ta là
A Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại
B Mạng lưới thiết bị viễn thông cũ kĩ và lạc hậu
C Các dịch vụ viễn thông nghèo nàn
D Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển
- Câu 17 : Mạng điện thoại của nước ta không bao gồm
A Mạng nội hạt
B Mạng cố định
C Mạng di động
D Mạng viễn thông quốc tế
- Câu 18 : Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua:
A Lao động tham gia trong ngành nội thương.
B Lực lượng các cơ sở buôn bán.
C Tổng mức bán lẻ của hàng hóa
D Các mặt hàng buôn bán ở các chợ.
- Câu 19 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24. Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005, khu vực nào chiếm tỉ trọng thấp nhất?
A Khu vực Nhà nước
B Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C Khu vực ngoài Nhà nước
D Khu vực tư nhân.
- Câu 20 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, Từ 1995 đến 2005, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
A Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước
B Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước
C Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước và giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Câu 21 : Việt Nam đứng vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản nào sau đây?
A cà phê, cao su, chè.
B cà phê, điều, hồ tiêu.
C cà phê, chè, hồ tiêu
D cao su, chè, hồ tiêu.
- Câu 22 : Dựa vào Atlát địa lý trang 25 cho biết 3 trung tâm du lịch lớn nhất ở miền Nam là
A
TP.HCM- Đà Lạt-Bà Rịa-Vũng Tàu
B TP.HCM-Nha Trang-Đăk Lăk
C TP.HCM-Nha Trang-Đà Lạt
D TP HCM- Cần Thơ -Vũng Tàu
- Câu 23 : Đổi mới cơ chế quản lý trong hoạt động xuất nhập khẩu không thể hiện qua ý nào sau đây?
A Mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, doanh nghiệp và địa phương
B Nhà nước phân phối hạn ngạch xuất khẩu theo chỉ tiêu
C Tăng cường sự thống nhất quản lý của nhà nước
D Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển sang hoạch toán kinh doanh
- Câu 24 : Giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.
B Nguồn lao động dồi dào, thiên nhiên ưu đãi.
C Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D Thị trường buôn bán mở rộng và đa dạng hóa
- Câu 25 : Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là:
A Thái Lan
B Úc
C Hoa Kì
D Trung Quốc
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh nào có giá trị xuất khẩu lớn nhất nước ta?
A Đồng Nai.
B TP. Hồ Chí Minh.
C Bình Dương.
D Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm
A Nhật Bản và Đài Loan.
B Nhật Bản và Xin ga po.
C Nhật Bản và Trung Quốc
D Nhật Bản và Hoa Kỳ.
- Câu 28 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng hóa từ 2-4 tỉ đô la Mĩ với quốc gia nào sau đây?
A Hoa Kì.
B Đài Loan
C Ôxtrâylia
D Liên bang Nga
- Câu 29 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết Vạn Phúc, Bát Tràng và Đồng Kỵ của Đồng Bằng sông Hồng là các điểm du lịch loại hình
A hang động
B làng nghề cổ truyền
C thắng cảnh
D lễ hội truyền thống
- Câu 30 : Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh nào:
A Cà Mau
B Bà Rịa- Vũng Tàu
C Bạc Liêu
D Sóc Trăng
- Câu 31 : Địa hình ven biển nước ta đa dạng tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch biển. Hãy dựa vào Atlat Địa lý trang 25 cho biết ven biển miền Trung có các bãi tắm nổi tiếng nào?
A Sầm Sơn, Lăng Cô, Nha Trang
B Tuần Châu, Cà Ná, Cát Bà
C Đồ Sơn, Đồng Châu, Thịnh Long
D Mũi Né, Vũng Tàu, Bãi Khen
- Câu 32 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay?
A Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm
B Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn
C Kim ngạch xuất nhập khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu
D Thị trường được mở rộng và đa dạng hóa
- Câu 33 : Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được quanh năm, chủ yếu là do:
A gió mùa thổi trong năm
B địa hình ven biển đa dạng
C nền nhiệt cao quanh năm
D thời gian mùa khô kéo dài
- Câu 34 : Các di sản thế giới ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
B Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn
C Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
D Phố cổ Hội An, Huế
- Câu 35 : Khu dự trữ sinh quyển ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A Cát Tiên
B Cần Giờ
C Phú Quốc
D Mũi Cà Mau
- Câu 36 : Dựa vào Atlat trang 25, cho biết Trung du miền núi Bắc Bộ có lễ hội truyền thống nào
A Cổ Loa, Chùa Hương
B Đền Hùng, Yên Tử
C Chi Lăng, Tây Sơn
D Bà Chúa Xứ, Hội đâm trâu
- Câu 37 : Đảo Lý Sơn, điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung thuộc tỉnh nào
A Quảng Ngãi
B Quảng Nam
C Đà Nẵng
D Khánh Hòa
- Câu 38 : Tỉ trọng khách du lịch quốc tế của quốc gia, vùng lãnh thổ nào tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2000-2007
A Đông Nam Á
B Hàn Quốc
C Trung Quốc
D Hoa Kì
- Câu 39 : Bãi biển ở cực Đông Bắc của nước ta là
A Trà Cổ
B Cát Bà
C Hạ Long
D Hà Tiên
- Câu 40 : Trung tâm du lịch Huế có những tài nguyên du lịch chính là
A Di sản văn hóa thế giới, thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật
B Làng nghề cổ truyền, di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật
C
Di sản văn hóa thế giới, thắng cảnh, lễ hội
D Di sản văn hóa thế giới, lễ hội, khu dự trữ sinh quyển
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)