Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Triệu Sơn...
- Câu 1 : Từ 4 loại nuclêôtit ( A, U, G, X ) tạo ra bao nhiêu bộ ba mã hóa chứa G ?
A 35
B 27
C 37
D 64
- Câu 2 : Các tia sáng xanh tím có vai trò kích thích
A tổng hợp ADN.
B tổng hợp cacbohiđrat.
C tổng hợp prôtêin.
D tổng hợp lipit.
- Câu 3 : Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai AaBbDd × AabbDd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba cặp tính trạng là:
A 1/32
B 1/2
C 1/16.
D 1/8.
- Câu 4 : Điểm giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C3 khi cố định CO2 ?
A Đều có chu trình Canvin.
B Sản phẩm quang hợp đầu tiên.
C Chất nhận CO2.
D Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).
- Câu 5 : Khi nói về hậu quả của hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.
A 4
B 3
C 1
D 2
- Câu 6 : Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây ?
A AaBbEe.
B AaaBbDdEe
C AaBbDEe.
D AaBbDddEe.
- Câu 7 : Thức ăn xenlulozơ lưu lại trong dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh. Đây là quá trình biến đổi
A cơ học.
B hoá học
C sinh học.
D cơ học, hoá học, sinh học.
- Câu 8 : Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào ?
A Vận chuyển dinh dưỡng và ôxi.
B Vận chuyển các sản phẩm bài tiết và khí trong hô hấp .
C Tham gia quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và khí trong hô hấp.
D Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
- Câu 9 : Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng:
A Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2
B Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
D Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
- Câu 10 : Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc ?
A 3' AGU 5'.
B 3' UAG 5'
C 3' UGA 5'
D 5' AUG 3'
- Câu 11 : Một lá cây có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,07 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.
A 0,009 g/dm2/giờ.
B 0,56 g/dm2/giờ.
C 0,64 g/dm2/giờ
D 0,01 g/dm2/giờ.
- Câu 12 : Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ ?(1) Enzim ARN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn của gen theo chiều từ 3’ đến 5’.(2) Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen bắt đầu đóng xoắn trở lại.(3) Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen theo nguyên tắc bổ sung.(4) Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.(5) Enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 13 : Một phân tử ADN khi nhân đôi 1 lần có 100 đoạn Ôkazaki và 120 đoạn mồi. Số đơn vị tái bản của phân tử ADN là
A 20
B 15
C 10
D 5
- Câu 14 : Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra ?
A Được cung cấp ATP.
B Có các lực khử mạnh.
C Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
- Câu 15 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Đột biến có thể tạo ra tối đa ở loài này bao nhiêu loại thể một khác nhau ?
A 21
B 7
C 14
D 13
- Câu 16 : Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp ?
A Ở màng ngoài.
B Ở tilacôit.
C Ở chất nền
D Ở màng trong.
- Câu 17 : Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Chất X được gọi là chất cảm ứng.
B ARN polimeraza chỉ trượt qua vùng 2 khi môi trường có lactôse.
C Operon Lac bao gồm gen R, vùng 1, vùng 2 và các gen Z, Y, A.
D Trên phân tử mARN 2 chỉ chứa một mã mở đầu và một mã kết thúc.
- Câu 18 : Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen ?
A Thêm một cặp nuclêôtit.
B Mất một cặp nuclêôtit.
C Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.
D Thay thế một cặp nuclêôtit.
- Câu 19 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?(1). Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nucleôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.(2). Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình.(3). Đột biến gen là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. (4). Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp.(5). Kết quả của đột biến gen sẽ tạo ra gen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 20 : Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là:
A Lai giống.
B Sử dụng xác xuất thống kê
C Lai phân tích
D Phân tích các thế hệ lai.
- Câu 21 : Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ ?1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.2. Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới.3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.5. Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ phân tử ADN mẹ.6. Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu.
A 5
B 3
C 4
D 6
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn là như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?(1) F2 có 10 loại kiểu gen.(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 32%.(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.(5) Ở F2, có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen là 17%.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 23 : Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, có hoán vị gen với tần số 40%, cho hai ruồi giấm có kiểu gen ♀\({{Ab} \over {aB}}Dd\) và ♂\({{AB} \over {ab}}Dd\) lai với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phátbiểu sau đây đúng về F1 ?(1) Kiểu hình A-B-dd chiếm tỉ lệ 15%.(2) Kiểu gen ab/ab dd có tỉ lệ lớn hơn 3%.(3) Kiểu hình A-bbD- chiếm tỉ lệ 15%.(4) Kiểu gen \({{AB} \over {ab}}Dd\) chiếm tỉ lệ 5%.(5) Kiểu hình aaB-D- chiếm tỷ lệ 11,25%.
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 24 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ
A 49,5%
B 54%.
C 16,5%.
D 66,0%.
- Câu 25 : Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được cây F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70 cm, kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đúng với kết quả ở F2 ?(1) Cây cao nhất có chiều cao 100 cm.(2) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 29,34 %.(3) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80 cm.(4) F2 có 27 kiểu gen.
A 2
B 3
C 4
D 1
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen