Đề thi thử THPT QG môn Địa lí trường THPT Yên Lạc...
- Câu 1 : Cho bảng số liệu:Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 - 2014 là biểu đồ
A Cột ghép.
B Đường.
C Cột chồng.
D Miền.
- Câu 2 : Cho bảng số liệu:Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2014(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB thống kê, 2015)Để thể hiện sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ
A Cột.
B Kết hợp.
C Đường.
D Miền.
- Câu 3 : Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng khô nóng vào đầu mùa hạ ở đồng bằng ven biển Trung Bộ là do
A sự tác động mạnh mẽ của Tín phong nửa cầu Nam.
B tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương.
C tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ áp cao cận chí tuyến ở bán cầu Nam.
D bức chắn dãy Trường Sơn làm cho khối khí tây nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương trở nên khô nóng.
- Câu 4 : Cho biểu đồ:Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2014 (%)Nhận xét đúng về chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2010 – 2014 là
A Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước.
B Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và Nhà nước.
C Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, giảm khu vực Nhà nước.
D Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
- Câu 5 : Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn chủ yếu là do
A con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ.
B con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển.
C các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu.
D các thảm họa như núi lửa, cháy rừng,…
- Câu 6 : Gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là do
A động đất, khan hiếm nước.
B các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất.
C địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc.
D khan hiếm nước, nhiều thiên tai.
- Câu 7 : Cho bảng số liệu:Nhiệt độ một số địa điểm nước ta (oC)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên là
A càng vào Nam, nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
B vào tháng 1, vĩ độ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm.
C nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các nơi thay đổi theo cùng quy luật.
D vào tháng 7 nhiệt độ trung bình các nơi đều cao hơn tháng 1.
- Câu 8 : Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố
A hải văn và sinh vật biển.
B là vùng biển tương đối kín
C là vùng biển rộng
D nhiệt độ nước biển cao
- Câu 9 : Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kện cho chúng ta phát triển
A nền nông nghiệp nhiệt đới.
B nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
C trồng các cây công nghiệp nhiệt đới.
D trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới
- Câu 10 : Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là
A rừng gió mùa thường xanh.
B rừng ngập mặn ven biển.
C rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D rừng gió mùa nửa rụng lá.
- Câu 11 : Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ
A tây sang đông và phân hóa đa dạng.
B tây nam xuống đông bắc và phân hóa đa dạng.
C tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
D bắc xuống nam và phân hóa đa dạng.
- Câu 12 : Khu vực khai thác dầu khí nhất trên thế giới hiện nay là khu vực
A Đông Á và Bắc Phi
B Đông Nam Á và Trung Á
C Trung Á và Bắc Phi
D Tây Nam Á và Trung Á
- Câu 13 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60%?
A Bình Phước, Cà Mau, Quảng Bình.
B Gia Lai, Sơn La, Lào Cai.
C Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
D Đắc Lắk, Lâm Đồng, Bình Định
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Nam Trung Bộ?
A Nghi Sơn, Dung Quất.
B Dung Quất, Vân Phong.
C Hòn La, Chu Lai.
D Vũng Áng, Hòn La.
- Câu 15 : Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là
A Vùng tiếp giáp lãnh hải.
B Lãnh hải.
C Vùng đặc quyền kinh tế.
D Thềm lục địa.
- Câu 16 : Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế-xã hội thế giới.
B toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.
C quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
D quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế.
- Câu 17 : Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên
A khí hậu có hai mùa rõ rệt
B có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
C thảm thực vật bốn mùa xanh tốt
D có nhiều tài nguyên khoáng sản
- Câu 18 : Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?
A Xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt.
B Tạo thành các các dãy núi ở phía Tây.
C Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
D Hình thành hang động ở vùng núi đá vôi.
- Câu 19 : Chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi là
A sự phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp.
B các hoạt động khai thác khoáng sản, nông nghiệp.
C nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
D các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,…
- Câu 20 : Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do
A đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.
B bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
D các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
- Câu 21 : Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung có sự phân chia làm ba dải, giáp biển là
A các đồi, núi
B các đồng bằng
C vùng thấp trũng
D cồn cát, đầm phá.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)