- Ôn tập trao đổi chất ở động vật số 1
- Câu 1 : Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thực vật như thế nào ?
A Chỉ tiêu hóa hoá học.
B Chỉ tiêu hoá cơ học.
C Tiêu hoá hoá học và cơ học.
D Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
- Câu 2 : Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt ?
A Răng nanh cắm và giữ mồi.
B Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương,
C Răng cửa giữ thức ăn.
D Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
- Câu 3 : Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào ?
A Tiêu hoá nội bào.
B Tiêu hoá nội bào và ngoại bào.
C Tiêu hoá ngoại bào.
D Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
- Câu 4 : Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người ?
A Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.
B Trong ống tiêu hoá của người có diều,
C Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.
D Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.
- Câu 5 : Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào ?
A Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
B Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
C Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
D Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
- Câu 6 : Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ diễn ra như thể nào ?
A Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
B Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
C Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
D Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
- Câu 7 : Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có một ngăn ?
A Ngựa, thỏ, chuột.
B Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
C Trâu, bò, cừu, dê.
D Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
- Câu 8 : Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn ?
A Trâu, bò, cừu, dê
B Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
C Ngựa, thỏ, chuột,
D Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
- Câu 9 : Tiêu hoá là
A quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
B quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
C Quá trình biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Câu 10 : Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì ?
A Tạo thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
B Làm tăng nhu động của ruột.
C Làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột.
D Tạo thuận lợi cho tiêu hoá cơ học.
- Câu 11 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ ?
A Dạ dày một hoặc bốn ngăn
B Ruột ngắn.
C Ruột dài.
D Manh tràng phát triển.
- Câu 12 : Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào ?
A Tiết pepsin và HC1 để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
B Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
C Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
D Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại
- Câu 13 : Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hóa.
A Ống tiêu được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về chức năng.
B Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
C Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.
D Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
- Câu 14 : Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào ?
A Tiêu hoá nội bào và ngoại bào.
B Tiêu hoá nội bào.
C Tiêu hoá ngoại bào.
D Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
- Câu 15 : Diều là nơi
A chỉ chứa thức ăn.
B Chỉ làm mềm thức ăn.
C nghiền nát thức ăn.
D chứa thức ăn và làm mềm thức ăn.
- Câu 16 : Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ ?
A Răng cửa giữ và giật cỏ.
B Răng nanh giữ và giật cỏ .
C Răng nanh nghiền nát cỏ.
D Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
- Câu 17 : Trong ống tiêu hoá, thức ăn cỏ thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Biến đổi sinh học là quá trình
A phân giải thức ăn trong cơ thể sống.
B tiêu hóa nhờ enzim.
C phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật.
D phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng.
- Câu 18 : Nhận xét về cơ quan tiêu hoá, điều không đúng là
A các loài ăn thực vật đều có ruột rất đài và manh trang phát triển
B so với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ cỏ bộ răng ít phân hoá hơn
C các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép
D cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hoá giống nhau
- Câu 19 : Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn ?
A Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.
B Vì mang có kích thước lớn.
C Vì có nhiều cung mang.
D Vì mang có khả năng mở rộng.
- Câu 20 : Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất ?
A Da của giun đất.
B Phổi và da của ếch nhái.
C Phổi của bò sát.
D Phổi của chim.
- Câu 21 : Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp nào?
A Hô hấp bằng mang.
B Hô hấp bằng phổi.
C Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
D Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Câu 22 : Vì sao nồng độ O2 thở ra thấp hơn so với hít vào phổi ?
A Vì một lượng O2 đã ôxi hoá các chất trong cơ thể.
B Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi.
C Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
D Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
- Câu 23 : Côn trùng có hình thức hô hấp nào ?
A Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
B Hô hấp bằng mang,
C Hô hấp bằng phổi.
D Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
- Câu 24 : Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí ?
A Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
B Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
C Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
D Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) khá lớn.
- Câu 25 : Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp nào ?
A Hô hấp bằng mang.
B Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
D Hô hấp bằng phổi.
- Câu 26 : Vì sao lưỡng cư sống được ở nước và cạn ?
A Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường nên phong phú.
B Vì chỉ ếch có màng vừa bơi vừa nháy được trên cạn.
C Vì da luôn cần ẩm uớt.
D Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.
- Câu 27 : Sự đóng mở nắp mang ở cá không tương đương với hoạt động nào của động vật ở cạn?
A hoạt động hít vào và thở ra của thú.
B sự vỗ cánh nhịp nhàng ở chim
C sự vỗ cánh nhịp nhàng ở bướm.
D thềm miệng nâng lên, hạ xuống đều đặn ở lưỡng cư.
- Câu 28 : Hoạt động hô hấp ở côn trùng không có quá trình
A hô hấp ngoài.
B hô hấp trong
C hô hấp nội bào.
D khuếch tán.
- Câu 29 : Nhờ hô hấp kép mà sự trao đổi khí ở chim có đặc điểm ưu việt hơn hẳn các động vật ở cạn là
A không có khí đọng trong phổi.
B lượng khí trao đổi là rất lớn.
C dòng máu chảy trong mao mạch vuông góc với đường vận chuyển khí.
D dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với đường vận chuyển khí.
- Câu 30 : Nồng độ CO2 trong máu tăng cao là nguyên nhân của các hiện tượng sau đây, ngoại trừ
A tăng nhịp hô hấp ở người khi lao động nặng.
B hắt hơi.
C ngáp.
D tiếng khóc chào đời ở trẻ mới sinh.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước